Vải PE và Cách phân biệt vải PE với những loại vải khác.

5/5 - (2 bình chọn)

Vải PE là gì hiện đang là từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Dù rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hết được đặc điểm và ứng dụng của loại vải này. Bài viết sau, Đồng Phục Tiến Bảo xin chia sẻ đến bạn những thông tin xung quanh loại vải này. Hãy cùng đón đọc nhé!

Vải PE là gì? 

Vải PE hay còn được gọi là vải Polyster vì thành phần chính là sợi Polysyet. Loại sợi này có thành phần được tổng hợp từ hai nguyên tố là Acid và rượu công nghiệp. Về cấu tạo hóa học, Polyster được tạo thành từ  những nguyên liệu có nguồn gốc dầu mỏ trải qua quá trình trùng hợp. Vải PE cũng thường được nhiều người gọi là vải thun PE, vải su, vải su pha.  

Vải PE được nhiều người trên thế giới ưa chuộng vì tính ứng dụng khá cao. 

Vải PE được nhiều người trên thế giới ưa chuộng vì tính ứng dụng khá cao. 

Hiện nay, vải PE được nhiều người trên thế giới ưa chuộng vì tính ứng dụng khá cao. Nó không chỉ phù hợp với lĩnh vực may mặc mà còn rất phổ biến trong những ngành công nghiệp nhẹ khác.  

Quá trình hình thành của vải PE? 

Vải PE được tạo thành từ những nguyên liệu như dầu mỏ, không khí, than đá. Và dầu mỏ, không khí, than đa, được phát hiện vào năm 1930 bởi nhà khoa học W.H Caruthers. Mãi đến năm 1941,  nhóm nhà khoa học người Anh mới áp dụng Polyester và tạo ra vụ buôn bán thương mại với loại sợi này. Nguyên nhân là Caruthers đã không công bố với công chúng kết quả của công trình trình nghiên cứu. Đến 1946, DuPont đã mua bản quyền sản xuất sợi Polyester tại Mỹ. Sau đó ông bắt đầu thị trường hóa loại sợi này. 

Vải PE được tạo thành từ những nguyên liệu như dầu mỏ, không khí, than đá

Vải PE được tạo thành từ những nguyên liệu như dầu mỏ, không khí, than đá

 Năm 1951,  các nhà khoa học phải tiến hành phản ứng hóa học giữa rượu và acid. Ở trong phản ứng này hai hoặc nhiều phân tử trên kết hợp ngẫu nhiên với nhau để tạo ra một phân tử lớn có cấu trúc tương đồng nhau.

Đó chính là sợi Polyster ngày nay. Tại thời điểm đó, sợi polyester được phân chia thành 4 loại khác nhau. Đó là sợi xơ, sợi thô, sợi filament và sợi fiberfill. Đến năm 1958, một sợi PE khác là Kodel được tạo ra bởi Eastman Chemical. Những năm 1970,  sợi polyester phục vụ cho nhu cầu thời trang ngày càng phổ biến hơn bao giờ hết. 

Cho đến thời điểm hiện tại,  Polyester chỉ còn 2 dạng chính. Nó có tên gọi là Polythylene Terephthalate (PET) và poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT). Trong 2 loại chính này thì PET phổ biến hơn. Vì nó có  tính ứng dụng cao, bền hơn. Ngoài ra, PET còn có thể sử dụng độc lập hoặc trộn với nhiều loại vải khác. Từ đó sẽ giúp phát huy tính chống bụi bẩn, chống nhăn vô cùng hiệu quả của loại sợi này. 

Đặc điểm của vải PE? 

Đặc điểm đầu tiên của vải PE mà nhiều người cũng nhận ra đó là giá thành rẻ. Ngoài ra, màu sắc hình in trên vải đẹp nên được sử dụng rất phổ biến để may quần áo thời trang, đồ thể thao. Loại vải này cũng có bề mặt vải sáng bóng, sờ tay vào sẽ có cảm giác mềm mại dễ chịu.Vải PE có lông nhỏ trên bề mặt vải, có khả năng đàn hồi.

Nó cũng rất thích hợp để may những loại trang phục dạ hội vì độ chống nhăn, chống co rút, bám bẩn cực kỳ tốt. Đặc biệt là loại vải này có khả năng cầm màu tốt. Đó là lý do tại sao các nhà may, xưởng in ấn cực kỳ ưa chuộng vải PE.

Cuối cùng nhưng cũng là một điểm cộng đáng chú ý. Đó là  vải PE cũng có khả năng thoát ẩm tốt, mau khô. Đặc tính này giúp vải PE phù hợp sử dụng để may quần áo thể thao, quần áo để tập gym. Ngoài ra, nó cũng có khả năng chống, hấp thụ dầu, chống cháy. Điều này giúp vải PE trở thành lựa chọn hàng đầu cho những bộ đồ bảo hộ. 

Vải PE không có khả năng thấm hút nên  khi mặc quá lâu sẽ cảm giác nóng và khó chịu.

Vải PE không có khả năng thấm hút nên  khi mặc quá lâu sẽ cảm giác nóng và khó chịu.

Tuy nhiên, vải PE không có khả năng thấm hút. Vì vậy mà khi mặc quá lâu sẽ cảm giác nóng và khó chịu. Do đó nên thành phần của nó cũng thường pha thêm một số sợi khác để khắc phục nhược điểm này. Điển hình là như sợi cotton, sợi spandex, sợi viscose… 

So sánh vải thun PE và Poly 

Nhiều người nói rằng: vải thun poly tốt hơn vải PE.  Điều này cũng không hoàn toàn đúng. Bởi vì 2 loại vải này chỉ giống nhau về chất liệu(đều là sợi nylon). Nhưng khác nhau về chiều dài sợi và cách dệt. 

Nhiều người nói rằng: vải thun poly tốt hơn vải PE. 

Nhiều người nói rằng: vải thun poly tốt hơn vải PE. 

Điểm chung 

Vải PE và poly có rất nhiều điểm giống nhau. Vì cả hai loại này đều có nguồn gốc từ sợi nylon nhân tạo, có nguồn gốc từ dầu mỏ. Cả hai đều mang đặc tính của sợi nylon. Đó là những đặc điểm như độ bền cao, sáng bóng, chống thấm nước, ít bị co rút, chống bám bẩn, vi khuẩn,… Cả hai đều rất phù hợp sử dụng để may quần áo thời trang, đồ thể thao, đồng phục. 

Vải thun PE và poly đều làm từ sợi nylon nên đều thấm hút mồ hôi kém. Tuy nhiên, vải lại có khả năng thoát ẩm và nhanh khô. Độ bền của 2 loại vải này rất cao. Nó đều có khả năng cầm màu rất tốt, hình in, thêu trên vải luôn rất nổi bật.  Cả hai loại đều thường được sử dụng để may đồ bảo hộ lao động.

Điểm khác biệt 

Tuy cả 2 loại vải này đều có những đặc tính của sợi nylon. Nhưng chúng vẫn có một số điểm khác nhau. Một là khác về cấu trúc sợi dệt. Cấu trúc của vải poly là từ sợi xơ dài. Tong khi đó vải PE được tạo thành từ sợi xơ ngắn. Điều này dẫn đến dẫn đến độ bền và mềm mại của vải Poly cao hơn vải PE

Vải poly có giá thành cao hơn PE một chút. Dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá bán, nhưng rõ nét nhất là ở công đoạn dệt vải. Cả 2 loại vải đều sử dụng những sợi filament giống nhau. Nhưng vải poly mất nhiều công đoạn dệt hơn, dẫn đến chi phí sản xuất cũng tăng theo.

Chỉ cần để ý một chút thì vải PE sử dụng một thời gian sẽ bị đổ lông. Đó là do sợi filament bị đứt trong quá trình sử dụng. Đặc biệt là ở các vị trí bị ma sát nhiều. Ngược lại, vải thun Poly hầu như không bị hiện tượng đổ lông. Nguyên nhân là vì  vải được dệt từ sợi filament dài vô tận. Tuy nhiên, các vết xước trên vải poly sẽ nặng hơn vết xước trên vải thun PE. Cấu trúc sợi và cách dệt của 2 loại vải khác nhau. Vì vậy mà vải poly mặc sẽ có cảm giác sáng bóng, mềm mại, mát mẻ hơn so với vải PE.

Phân biệt vải PE và vải cotton 

Hiện nay các loại vải thun được chia thành 3 loại chính khi xét theo thành phần.  Đó là vải thun cotton (vải thun tự nhiên), vải thun PE(vải thun nhân tạo) và vải thun pha. Tính chất, ưu nhược điểm và giá thành của mỗi loại đều có nhiều điểm khác biệt. 

Làm thế nào để phân biệt vải PE và vải cotton? 

Làm thế nào để phân biệt vải PE và vải cotton? 

Nhìn bằng mắt thường trực quan 

Đây là phương thức đầu tiên và phổ biến nhất đối với dân trong nghề. Đối với những người có kinh nghiệm thì chỉ cần trực tiếp mặt vải là đã có thể phân biệt được vải thun cotton và vải PE. Đối với những người làm lâu năm thì chỉ cần sơ qua là cũng đủ để nói chính xác.  Tuy nhiên, điều này thì tương đối khó đối với các khách hàng không am hiểu về vải vóc và may mặc. Nhưng tựu chung lại thì chúng ta có các quy tắc cơ bản sau đây có thể giúp phân biệt được vải thun khi nhìn trực tiếp.

Vải thun cotton thì mặt vải không có độ bóng. Vải không bám màu tốt nên màu vải trầm không sáng. Vải thường có độ thô và có xù lông nhẹ nếu nhìn kĩ mới thấy được.Vải PE thì hoàn toàn ngược lại.  Vải thun PE chúng ta có thấy độ bóng của mặt vải, chất vải láng, màu vải sáng tươi. Các sợi vải có độ đều cao dường như xếp song song với nhau, thớ vải không có xù lông.

Phân biệt vải thun PE bằng tay 

Kiểm tra bằng tay cũng là phương pháp rất phổ biến. Nó có thể giúp phân biệt chất liệu vải thun dễ hơn phương pháp nhìn. Đối với người không có kinh nghiệm về vải thun thì đây là phương pháp lý tưởng nhất. Vì nó có thể dễ dàng áp dụng mà không đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm. Các quy tắc được áp dụng trong phương pháp sờ vải để phân loại thì rất đơn giản như sau.

Vải thun cotton khi dùng tay sờ lên mặt vải thì có cảm giác mát tay rất đặc trưng. Chất vải cotton mềm, nhăn nhiều khi vò. Đặc biệt, nếu ta có thể lấy một sợi vải kéo đứt thì chỗ đứt không gọn. Nếu bạn dùng lực kéo mãnh vải thì thấy vải có độ co giãn cao. Vải thun PE thì không có cảm giác mát tay khi sờ lên chất vải. Khi vò nhẹ thì hầu như không nhàu, vò mạnh vải cũng nhàu rất ít, độ co giãn kém. 

Phân biệt vải thun PE bằng cách đốt 

Vải thun 100% cotton rất bắt lửa rất ngọt. Loại này cháy rất nhanh khi đốt, giống như là đang đốt giấy. Đặc trưng là khi đốt có mùi như giấy cháy. Tro vải có màu xám, tan ra dễ dàng và không bị vón cục. Vải thun PE thì bắt lửa kém nhất. Sợ vải cháy chậm, không cháy ngay mà xoắn vào thành cục. Vải PE khi đốt  có mùi khét của cao su như khi đốt nhựa, ngọn lửa cháy nhấp nhô dễ tắt. 

Phân biệt vải PE bằng cách làm ướt vải.

Đây là cách thức đơn giản có thể làm bởi người không chuyên.  Để có thể nhận biết được chất vải thì làm ướt vải bằng nước. Điều này nhằm để xem tính háo nước của vải ra sao. Thành phần vải cotton chính sợi bông thiên nhiên. Và sợi bông thì có tính háo nước rất cao. Do đó mà  vải cotton thường hút nước rất nhanh.

Khi ta nhỏ nước lên mặt vải thì diện ướt mau chóng loang rộng diện tích ra xung quanh. Ngược lại với vải có thành phần PE cao. Vải PE là sợi vải có nguồn gốc nhân tạo từ dầu mỏ và than đá nên sợi vải sẽ không háo nước. Khi làm ướt vải bằng nước thì vải thấm nước chậm, diện ướt không lan rộng. Mỗi loại vải đều có nhiều ưu và nhược điểm riêng. Không có loại vải nào hoàn toàn nổi trội,  nên biết được cách phân loại sẽ giúp khách hàng có sự lựa chọn đúng đắn. 

Xem thêm: Cách phân biệt các loại vải thun chính xác nhất

Xem thêm: Vải thun cá sấu là gì? Đặc điểm của vải thun cá sấu

Xem thêm: Ưu nhược điểm của vải thun cá mập mà bạn nên biết

Ứng dụng của vải PE

Vải PE với những ưu điểm nổi bật, được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp.  

Ứng vải dụng vải PE trong thời trang 

Vải PE dùng để  làm vải may áo thun sản xuất các sản phẩm như:  áo team, áo gia đình, áo đồng phục công nhân,  áo sơ mi,  áo choàng, áo thun.. 

Một số sản phẩm khác như các sản phẩm cao cấp veston, mangto cũng có thể được làm từ vải PE. Tuy nhiên, loại vải PE này trong thành phần đã được pha thêm len.

Vải PE làm đồng phục và đồ bảo hộ 

Vải PE với tính chất bóng loáng, giữ nếp tốt được rất nhiều cơ quan, đoàn thể lựa chọn để may đồng phục. Các trang phục phổ biến là áo polo công sở, đồng phục để chơi thể thao. Đặc biệt nhất là nó được dùng nhiều để may đồ bảo hộ, đồ công nhân cho các xưởng, nhà máy, garage ô tô… Hiện cũng có nhiều địa chỉ nhận may trang phục từ vải PE. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm một nơi uy tín để đặt may đồng phục thì có truy cập website của Đồng Phục Bảo Tiến để được tư vấn cụ thể. 

Vải PE được dùng nhiều để may đồ bảo hộ, đồ công nhân cho các xưởng, nhà máy, garage ô tô…

Vải PE được dùng nhiều để may đồ bảo hộ, đồ công nhân cho các xưởng, nhà máy, garage ô tô…

Ứng dụng vải PE làm gối, ruột nệm 

Do thành phần là hydrobic trong tự nhiên nên rất nhanh khô. Nó được cách nhiệt bằng các sợi rỗng nên được sử dụng nhiều trong sản xuất các loại sản phẩm giữ nhiệt như gối, chăn,… Ruột búp bê cũng được làm từ vải PE pha với một số loại sợi khác như cotton, visco, tơ tằm… 

Cách bảo quản vải PE

Độ bền của vải đôi khi không những nằm hoàn toàn vào cấu tạo, chất liệu hay quy trình sản xuất. Nó còn phụ thuộc cả vào cách chúng ta bảo quản sản phẩm vải đó như thế nào. Nếu bảo quản đúng cách, độ bền của vải và tuổi thọ của nó sẽ lâu hơn. Sau đây là cách bảo quản vải PE lâu, bền mà dành cho các chị em tham khảo.  

Giặt vải PE ở mức nhiệt ổn định 

Khi vải PE còn ở trong kho nên đảm bảo giữ mức nhiệt độ ổn định. Nhiệt độ nên nằm ở mức không quá nóng cũng không quá lạnh. Môi trường bảo quản vải PE nên là môi trường sạch sẽ, không ẩm ướt, nấm mốc. Vải PE  sau khi giặt rất nhanh khô khô nên bạn hầu như không cần sấy hoặc vắt quá nhiều. Hơn nữa, loại vải này thường không nhăn nên không cần ủi nhiều. Trong một số trường hợp đặc biệt bắt buộc phải cần đến ủi thì cũng nên ủi sản phẩm ở nhiệt độ thấp.

Sử dụng thêm chất làm mềm vải trong quá trình giặt vải 

Dù giặt tay hay giặt bằng máy giặt thì chị em cũng có thể cho vải ngâm cùng chất làm mềm vải. Công đoạn này sẽ giúp vải mịn và thoải mái khi mặc trên da. Cách tiền hành như sau. Bạn cần phải chuẩn bị một chậu to nước lạnh để ngâm quần, áo làm bằng vải PE. Sau đó thêm khoảng 1/4 cốc nước làm mềm vào. Bạn hãy để nguyên chậu nược đó qua 1 đêm sau đó giặt lại với nước thường. Cách làm này giúp vải thun có độ bền cao hơn.

Sử dụng thêm chất làm mềm vải để vải PE được mịn, mềm mại hơn khi mặc lên 

Sử dụng thêm chất làm mềm vải để vải PE được mịn, mềm mại hơn khi mặc lên 

Nếu giặt đồ bằng máy giặt thì bạn còn phải tùy vào sản phẩm làm từ vải thun PE mà lựa chọn các loại chất tẩy rửa cho phù hợp. Lưu ý là sử dụng nước nóng có thể làm màu sắc của sản phẩm bị phai, mờ. Vì vậy bạn hãy chọn nước lạnh, rồi pha với một ít nước mềm vải là tốt nhất. Sau đó thì giặt áo quần như bình thường là đã có hiệu quả rồi đấy. 

Thêm bóng quần vợt vào máy giặt để giặt sạch hơn 

Thêm bóng quần vợt để giặt cùng với vải PE là một cách làm được rất nhiều bà nội trợ tâm đắc. Việc này có tác dụng vải PE được đều, sạch sẽ hơn.  Nếu đồ dùng của bạn là những chiếc áo thun thì các bạn quấn áo thun của bạn quanh trái tennis. Nó sẽ giúp cho  việc giặt trang phục được làm từ vải PE mượt hơn so với sản phẩm thông thường.

Một số bà nội trợ thì thích cách sử dụng   máy sấy bóng khi giặt áo quần từ vải PE. Cách thực hiện cũng không quá phức tạp. Bạn dùng máy sấy bóng thay cho sử dụng quả bóng tennis. Hiệu quả cho thấy là thiết bị này vừa có tác dụng làm mềm quần áo, vừa loại bỏ độ cứng của vải. Bạn cũng có thể hoàn toàn có thể yên tâm bởi nó không chứa chất độc hại  và cũng không có mùi khó chịu.

Ngâm sản phẩm làm từ vải PE với muối

Cách giặt áo quần bằng vải PE với muối rất đơn giản. Bạn cần chuẩn bị 1 lít nước lạnh, pha với ½ chén muối iot. Sau đó, cho áo quần vào ngâm từ 1-2 ngày rồi giặt bình thường. Nếu có thể thì bạn thêm vào ¼ nắp nước mềm vải, xả vải vào để tạo mùi hương. Sau đó đem phơi và cất giữ trong tủ như bình thường. 

Giặt vải PR bằng giấm trắng

 Giấm trắng được biết đến là chất loại bỏ xà phòng và chất bẩn tích tụ trên vải PE rất hiệu quả. Đầu tiên, bạn đem giặt đồ như bình thường. Nhưng trước khi xả sạch xà phòng và đem phơi thì cho 1/2 chén dấm trắng ngăn nước xả trong máy giặt.  Có một lưu ý nhỏ là bạn không nên sử dụng dấm màu sậm. Vì loại này có thể làm màu sắc của áo bị ảnh hưởng, đổi màu.  Kết thúc công đoạn giặt thêm một số chất làm mềm vải như bình thường và đem phơi áo quần. 

Trên đây là những chia sẻ của Đồng Phục Tiến Bảo về vải PE – một loại chất liệu quá phổ biến và quen thuộc. Nếu bạn có nhu cầu may đồng phục, đồ bảo hộ, đồ thể thao với vải PE thì đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để có mức giá ưu đã nhất nhé.