Nội dung bài viết
- 1 Vải cashmere là gì?
- 2 Nguồn gốc và ý nghĩa vải Cashmere
- 3 Phân loại các loại vải Cashmere
- 4 Vải cashmere được thu hoạch như thế nào
- 5 Mức giá vải Cashmere
- 6 Ưu điểm và nhược điểm của vải Cashmere
- 7 Ứng dụng vải Cashmere
- 8 Cách bảo quản vải Cashmere như nào nào cho tốt
- 9 Cách kiểm tra chất lượng vải Cashmere
- 10 Một Số Điều Thú Vị Về Len Cashmere
- 11 ĐỒNG PHỤC TIẾN BẢO – XƯỞNG MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ TP.HCM
Vải cashmere là loại vải cao cấp, có vẻ đẹp tinh tế, ấm áp khác với nhiều loại vải khác. Đây cũng là loại vải được rất nhiều người tiêu dùng Việt lựa chọn khi mua sắm trang phục cho mùa đông.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về loại vải cashmere và hướng dẫn bạn cách phân loại, vệ sinh, bảo quản vải đúng cách. Cùng Đồng Phục Tiến Bảo tìm hiểu về bài viết này nhé!
Vải cashmere là gì?
- Vải Cashmere là một loại vải len được dệt từ những sợi lông của dê Cashmere, đây là một loại dê sống ở sa mạc Gobi và Trung Á. Là loại len có bề mặt mịn và mềm hơn rất nhiều so với những loại len khác.
- Vải Cashmere ( vải len Cashmere ) là một loại vải xa xỉ đã có từ rất lâu, thường thì chỉ có nhà đầu tư giàu có hay những nhân vật tầm cỡ mới có thể sở hữu. Một sợi vải Cashmere đạt chuẩn có đường kính thấp nhất là 18.5mm và chiều dài phải đạt là 3.175mm .

Nguồn gốc và ý nghĩa vải Cashmere
- Các tấm vải cashmere được dệt từ sợi tơ tự nhiên được sản xuất từ lớp lông tơ dê Kashmir – đây cũng là nguồn gốc cho cái tên cashmere.
- Xuất phát từ Kashmir, nơi xuất xứ của loại len này. Loại len này bắt đầu được biết đến sớm nhất ở Mông Cổ vào thế kỷ 13. Theo sử gia Michelle Maskiell từ những năm 1500 để đến tận cuối những năm 1900, Hoàng đế Iran và Ấn Độ thường sử dụng khăn Kashmir trong các thiết lập chính trị và tôn giáo.
- Trong cuối thế kỷ 18, nhà sản xuất dệt may Scotland Joseph Dawson phát hiện khăn choàng làm từ len Cashmere ở Ấn Độ và bắt đầu nhập khẩu nguyên liệu cho nhà máy của mình ở Scotland. Dawson bán khăn choàng cho phụ nữ tầng lớp thượng lưu người Anh và được đánh giá cao bởi sự mềm mại và ấm áp.
- Những chú dê Kashmir được nuôi nấng và chăm sóc trên những thảo nguyên rộng lớn vùng Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Trung Quốc, Châu Úc.
- Vải cashmere được coi là một trong những chất vải đắt đỏ và chất lượng nhất thế giới. Vừa mềm mại, nhẹ nhàng lại có khả năng giữ ấm tốt cho cơ thể, giá của loại vải này khá cao.
- Vào thời xa xưa, những loại vải cao cấp và thượng lưu như Cashmere thậm chí còn được xem là một loại tiền tệ khi có thể sử dụng để trao đổi với đa số loại hàng hóa.
- Mặc dù có nguồn gốc tại các quốc gia Trung Á, nhưng hiện nay Trung Quốc đang là quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nhất trên thế giới
Phân loại các loại vải Cashmere
Vải len cashmere có nhiều loại đa dạng khác nhau, vì chất liệu của mỗi loại vải sẽ phụ thuộc vào môi trường sống của những chú dê được lấy lông.
Những sợi len cashmere tốt nhất được tạo ra từ lông của những chú dê sống ở dãy Hy Mã Lạp Sơn, bởi môi trường ở đây khá lạnh nên lông của dê sẽ mọc tốt hơn và mềm hơn để giữ ấm cho chúng.
Dựa trên độ tinh khiết (độ mịn) và độ dài của sợi người ta chia vải len Cashmere thành 3 loại sau:
Len Cashmere:
Được dệt từ những sợi lông của dê Cashmere, bề mặt vải mềm và rất mịn thích hợp may các loại áo len hay áo khoác giúp giữ nhiệt tốt vào mùa đông.
Len Pasmina:
Pasmina là một loại dê có họ hàng gần với dê Cashmere, nên sản phẩm len của Pasmina cũng có rất nhiều nét tương đồng. Vì vậy, có thể sử dụng len Pasmina để thay thế cho len Cashmere.
Cashmere theo hạng:
Vải Cashmere sẽ được chia thành nhiều hạng như: A, B, C. Hạng C sẽ là hạng thấp nhất đồng nghĩa với việc vải sẽ ít chất lượng hơn và thô hơn.
- Hạng A: Loại sợi cashmere này sẽ mỏng và dài nhất, đường kính rất nhỏ có thể xuống thấp đến 14 micron, có độ dài tới 36 mm. Các sản phẩm từ loại sợi cashmere này có độ bền rất cao.
- Hạng B: Loại sợi cashmere này có đường kính khoảng 19 micron, chất lượng có phần thấp hơn so với loại A.
- Hạng C: Loại sợi cashmere này dày và có đường kính khoảng 30 microm, chất lượng thấp hơn loại A và B nên có giá thành rẻ hơn nhiều.

Vải cashmere được thu hoạch như thế nào
Dê Cashmere phát triển tốt nhất vào mùa đông, vì lúc này lớp lông sẽ tự mọc dày ra để tăng cường giữ ấm và bảo vệ cho cơ thể.
- Cách 1: mùa xuân sẽ là lúc thu hoạch lông dê tốt nhất. Vào mùa xuân, lông dê sẽ tự thay để mọc ra lớp lông mới thích hợp bảo vệ cơ thể hơn. Lớp lông cũ này sẽ được gom lại và đem đi xử lý.
- Cách 2: cũng có thể thu hoạch lông dê bằng cách chải lông với lược.Cách này đem lại những sợi lông mềm mại và chất lượng nhất ,
- Cách 3: thu hoạch cạo lông bằng máy, việc cắt hiển nhiên sẽ nhanh hơn nhưng lông thô và lông mịn sẽ bị trộn lẫn vào nhau, xử lý những phần này lại mất công hơn
Sau khi đã thu hoạch được phần lông dê, tiếp đến phải xử lý sao cho lông dê được sạch bụi bẩn, rác và các tạp chất còn sót lại trên lông. Phần lông dê sẽ được tách làm hai phần, đó là phần thô và phần sợi mịn. Phần sợi mịn sẽ cho ra vải Cashmere chất lượng cao, phần lông thô sẽ tạo thành vải Cashmere theo hạng.
Mức giá vải Cashmere
Bạn có biết vải Cashmere có chất lượng rất đắt đỏ không?
- Vải cashmere Pháp giá khoảng 10.00.000 đồng/m (436 US$)
- Vải cashmere Ý (100% cashmere) giá khoảng 11.400.000 đồng/m ($494 US$)
- Tại Việt Nam, bạn có thể mua vải cashmere loại 1 có nguồn gốc ở Trung Quốc, Mông Cổ với mức giá rẻ hơn rơi vào tầm 2.000.000đ – 4.500.000đ/m.
Những loại vải cashmere pha sợi tổng hợp, vải cashmere nhân tạo sẽ có giá thấp hơn rất nhiều.
Trong một năm, trung bình, khối lượng vải cashmere thu hoạch được trên toàn thế giới ước tính chỉ vài nghìn tấn – một con số khiêm tốn.
Để có thể sản xuất vải cashmere năng suất hơn, nhiều nhà sản xuất tại Mông Cổ, Trung Quốc đã tiến hành nuôi dê trong điều kiện nhân tạo.
Tuy nhiên, chất lượng lông dệt sợi từ những chú dê này kém hơn hẳn với những chú dê được nuôi tự nhiên. Từ đó, giá thành loại vải cashmere này cũng sẽ thấp hơn hẳn so với vải cashmere tự nhiên.
Ưu điểm và nhược điểm của vải Cashmere
Ưu Điểm của vải cashmere
- Giữ nhiệt tốt: Vải Cashmere có khả năng giữ nhiệt rất tốt, dê Cashmere sống ở nơi có nhiệt độ rất thấp, nên khi vải được làm từ loại lông của con vật này có khả năng giữ nhiệt gấp nhiều lần so với những loại len khác. Đây là một ưu điểm nổi bật, nên hầu hết các nước ở xứ lạnh rất thích dùng loại len này.
- Bề mặt mịn: Không giống với những loại len khác, len Cashmere tạo nên các sản phẩm có bề mặt rất mềm mại, giúp người sử dụng luôn cảm thấy được thoải mái, mặc dù đang phải sử dụng một loại trang phục cồng kềnh vào mùa đông.
- Là loại len siêu nhẹ: Len Cashmere không làm cho người mặc có cảm giác nặng nề, những sợi len siêu nhẹ khiến cả bộ trang phục phức tạp biến thành một món đồ với trọng lượng nhẹ tâng, giúp cho mọi người thực sự cảm thấy thích thú và thoải mái vô cùng.
Nhược Điểm của vải cashmere
- Giá thành cao: Mỗi năm số lượng lông dê được thu hoạch rất ít, và chỉ có những loại dê được nuôi trên vùng núi Himalaya mới đem lại được chất lượng hoàn hảo, cũng như phát huy tối đa được công dụng của nó. Chính vì lý do này mà vải Cashmere rất đắt. Bên cạnh đó còn rất nhiều loại trang phục vải Cashmere được tiến hành bằng thủ công, nên chi phí nhân công rất cao.
- Hút nước nhanh: Một nhược điểm nữa đó chính là về khả năng hấp thụ nước. Vải Cashmere hấp thụ nước rất nhanh, nên vải sẽ có trọng lượng lớn hơn rất nhiều lần. Việc này gây khó khăn trong việc vệ sinh vải.
- Co giãn không cao: Vải Cashmere chỉ có độ co giãn ở mức trung bình, nên khi may các loại trang phục cần may lớn hơn kích thước của cơ thể, nhằm giúp cho việc hoạt động và di chuyển được thoải mái hơn.
Ứng dụng vải Cashmere
Với chi phí khá cao, vậy ứng dụng của vải cashmere dùng để sản xuất những thành phẩm nào? Câu trả lời dành cho bạn
- Là loại vải có độ bền cao, mềm mịn và sang trọng nên sợi len cashmere được ứng dụng rất nhiều trong ngành may mặc.
- Được sử dụng cho hầu hết mọi sản phẩm như làm vải may áo vest, quần áo nhẹ, khăn quàng cổ, khăn choàng… đặc biệt sử dụng nhiều trong các trang phục mùa đông như đồ lót, quần áo giữ nhiệt, áo khoác… vì khả năng giữ nhiệt tuyệt vời cùng với sự sang trọng.
- Được sử dụng để tạo nên các món đồ nội thất gia đình như chăn, mền…
- Ngoài việc tạo nên các dòng áo len mềm mịn, bền đẹp thì sợi Cashmere còn được dùng để làm găng tay, tất tay, tất chân, mũ…

Cách bảo quản vải Cashmere như nào nào cho tốt
Do có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, Đồng Phục Tiến Bảo hướng dẫn người mặc cần chú ý hơn khi bảo quản và sử dụng các sản phẩm len Cashmere:
- Luôn lộn trái sản phẩm trước khi giặt.
- Sử dụng xà phòng chuyên dụng.
- Pha loãng nước giặt hoặc sử dụng đồ tắm trẻ em để làm sạch sản phẩm. Tránh đổ trực tiếp lên bề mặt sản phẩm và tuyệt đối không sử dụng thuốc tẩy.
- Tốt nhất là giặt tay nhẹ nhàng, sau đó ép nước khỏi sản phẩm, Có thể giặt máy ở chế độ dành riêng cho đồ dễ hỏng, chú ý cho sản phẩm vào lưới giặt
- Nên là hơi sản phẩm với một chút nước để cung cấp cho sợi len độ ẩm nhất định
- Tốt nhất nên phơi bằng lưới phơi, hoặc nếu phơi dây cần lưu ý phơi vắt ngang, không sử dụng móc treo làm biến dạng sản phẩm và không nên sử dụng nhiệt để sấy.
- Khi hết mùa lạnh, hãy ghi nhớ giặt sạch sẽ len lông cừu trước khi cất tủ để hạn chế tối đa nguy cơ nấm, mốc, mối mọt tấn công.
Cách kiểm tra chất lượng vải Cashmere
Vải Cashmere rất dễ để nhận biết chất lượng thông qua việc dùng tay để cảm nhận. Khi bạn chạm nhẹ vào sản phẩm vải cash sẽ cảm nhận được sự mềm mịn kể cả vải thông thường hay vải loại A.
Một cách khác, dùng tay để kéo nhẹ sản phẩm, vải len cashmere rất bền, kể cả khi kéo cũng không bị biến dạng sau một thời gian dài sử dụng.
Một Số Điều Thú Vị Về Len Cashmere
- Vải cashmere có khả năng cách nhiệt tuyệt vời, chất liệu mềm và dày giúp giữ ấm cơ thể ngay cả khi nhiệt độ -40 độ C, mặc dù vải chỉ dày vài mm.
- Bạn sẽ cần từ 3 đến 5 con dê để sản xuất ra một chiếc áo len cashmere cỡ trung bình.
- Mỗi con dê Cashmere có thể sản xuất từ 110 – 170 gram lông tiêu chuẩn mỗi năm.
- Sản phẩm làm từ cashmere sẽ giữ nguyên hình dạng ban đầu sau nhiều năm sử dụng.
- Sợi cashmere mịn hơn gấp sáu lần so với tóc người.
- Các gia đình ở vùng Kashmir vẫn dệt và kéo sợi cashmere bằng tay. Họ có thể sản xuất các sản phẩm Cashmere chất lượng cao
Nếu bạn chăm sóc đúng cách, các sản phẩm cashmere không bị giãn và phai màu. Bạn chỉ cần giặt bằng tay và tuân thủ theo một số lưu ý về cách bảo quản vải cashmere như trên.
Trên đây là những chia sẻ thú vị về vải cashmere và công dụng của nó. Hãy cùng Đồng Phục Tiến Bảo khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
>>> Xem thêm: vải tuytsi, vải woolen
ĐỒNG PHỤC TIẾN BẢO – XƯỞNG MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ TP.HCM
Website : dongphuctienbao.com
Email: f5.dongphuc@gmail.com
Fanpage : https://www.facebook.com/congtymaydongphuctienbao
Hotline : 0902 335 112 – Mr. Tiến
Địa chỉ :Văn phòng: 276A Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12
Xưởng: 521/10 TA28 P.Thới An Q12 TpHCM.