Vải kaki PE là gì? Ưu điểm và ứng dụng của vải Kaki PE

Vải kaki được nhiều người ưa chuộng trong may mặc trang phục. Vải kaki cũng phân thành rất nhiều loại và mỗi loại đều có đặc điểm, tính chất khác nhau. Trong đó, được sử dụng nhiều nhất có lẽ là vãi kaki PE. Vậy vải kaki PE là gì, vải này có tính chất gì. Bài viết sau đây của Đồng Phục Tiến Bảo sẽ giải đáp giúp bạn!.

Vải kaki PE là gì?

Vải kaki có tên tiếng anh là Khaki, là một chất liệu vải được sử dụng rộng rãi trên thế giới để may đồng phục. Vải kaki thường làm từ sợi bông thiên nhiên 100%. Tuy nhiên, loại vải kaki thường này thường có nhiều khuyết điểm của loại vải tự nhiên. Ngoài ra, giá thành của chúng cũng khá cao. Để khắc phục điều này, người ta tiến hành sản xuất vải kaki PE. Đây là loại vải kaki có tỷ lệ % thành phần sợi nhân tạo PE cao hơn bình thường. Vải kaki PE cũng có nhiều ưu điểm và hạn chế mà những loại vải nhân tạo thường có.

Vải kaki PE ban đầu chỉ có màu pha giữa màu nâu nhạt và màu vàng nên được gọi “màu vàng hung”. Nhưng với công nghệ nhuộm màu hiện đại ngày nay thì vải kaki có nhiều màu khác nhau. Ví dụ như là kaki nâu, kaki nguyên bản, kaki đậm, kaki xanh và kaki xám ….

Vải kaki liên doanh là gì? Các ưu điểm của vài kaki liên doanh

Các ưu điểm của vải kaki thành công

Quy trình sản xuất sợi vải kaki PE

Quá trình sản xuất sợi vải kaki PE là quá trình vòng tròn khép kín. Mỗi khâu trong đó đề đảm nhận một vai trò khác nhau. Không có công đoạn nào là quan trọng nhất và cũng không có công đoạn nào là có thể bỏ qua.

Quá trình sản xuất sợi vải kaki PE là quá trình vòng tròn khép kín

Quy trình 1: Thu hoạch bông vải tới mùa thu hoạch.

Dù vải kaki PE có thành phần polyester khá nhiều nhưng quá trình sản xuất của chúng vẫn cần đến bông vải. Bông vải sau khi đến mùa được thu hoạch bằng thủ công hoặc máy móc. Sau khi thu hoạch thì người ta tiến hành các bước làm sạch, bỏ đi các tạp chất trong bông vải. Nhất định phải thực hiện công đoạn này, nếu không thì quá trình dệt sợi sẽ rất khó khăn.

Quy trình 2: Tiến hành kéo sợi tạo thành vải kaki PE

Bông vải sau khi được làm sạch thì được đem về nhà máy và chuẩn bị kéo sợi. Bông vải được đem về nhà máy chuẩn bị cho khâu kéo sợi làm thành vải kaki PE. Bông xơ vải tiếp theo sẽ được đánh rối lên, đem đi tiệt trùng sạch các vi khuẩn và xếp lại thành những tấm phẳng đều. Sau một thời gian thì sợi vải thô được đem đi kéo với mục đích tăng độ bền cùng chiều dài. Sau khi kéo vải thì người ta cuộn nó thành từng ống hoàn chỉnh.

Quy trình 3: Sản xuất các sợi polyester

Ngoài sợi bông vải thì vải kaki PE cũng cần thêm sợi polyester. Để tạo thành polyester, người ta sẽ trộn hỗn dimethyl terephthalate với ethylene glycol  có thêm chất xúc tác. Sau khi trộn đều thì đun nóng ở nhiệt độ 50-210 ° C để tạo ra một hợp chất mang tên Monomer.

Monomer tiếp tục được cho phản ứng với Axit Terephthalic và đun nóng ở nhiệt độ 280 ° C.  Chất Polyester bắt đầu hình thành và tạo hình thành các dải. Tiếp theo người ta tiến hành sấy khô các dải polyester.  Người ta lại nấu các dải này ở nhiệt độ 260 đến 270 độ C để tạo thành một hỗn hợp dung dịch đặc sệt như siro. Dung dịch Polyester được đặt trong ổ phun sợi. Sợi polyester sẽ rất mềm nên người ta có thể kéo dãn mảnh Polyester. Sợi Polyester càng bị kéo dãn nhiều thì càng có độ dày và đường kính nhỏ.

Vải kaki pangrim là vải gì? Ứng dụng của vải pangrim

Vải kaki thun may bảo hộ lao động có tốt không? 

Quy trình 4: Dệt vải kaki PE

Quy trình dệt vải kaki PE được tiến hành bằng máy móc hiện đại. Phương thức dệt vải chủ yếu là dệt các sợi vải theo chiều ngang và chiều dọc lại với nhau. Người ta dùng sợi bông tự nhiên và sợi polyester theo tỉ lệ nhất định. Sau đó tiền hành dệt thành một tấm vải theo kiểu vân chéo. Đó là lý do tại sao bề mặt vải kaki PE có nhiều đường chéo nghiêng.

Quy trình 5: Nhuộm màu vải kaki PE

Trước khi đem vải kaki PE vào máy nhuộm thì công nhân sẽ tẩy trắng để tăng độ bám màu cho vải.  Mỗi loại thuốc nhuộm màu sẽ có từng đặc tính sẽ có từng đặc tính riêng biệt. Sau mỗi lần nhuộm qua 1 màu, người ta sẽ đem vải đi giặt lại để loại bỏ hết tạp. Sợi vải lúc này sẽ không được mềm mại và trơn tru như sản phẩm ngoài thị trường. Người ta phải  dùng thêm một số chất hợp chất làm mềm vải, chống nhăn, chống xước để vải có  độ mịn nhất định.

Trước khi đem vải kaki PE vào máy nhuộm thì công nhân sẽ tẩy trắng để tăng độ bám màu cho vải.

Đặc điểm của chất liệu vải kaki PE

Vải kaki tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn nhiều hạn chế trong ứng dụng hằng hàng.

Ưu điểm của vải kaki PE

Vải kaki PE có độ bền chắc thuộc hàng tốt nhất trên thị trường. Vải cũng ít nhăn và hoàn toàn không xù lông nhờ vào cấu trúc vô cùng chắc chắn. Vải có độ thoáng mát và thoáng khí nhất định. Nó có khả năng chống ẩm khá tốt. Loại vải này cũng không bó sát nên khi sử dụng cũng rất dễ chịu. Vải kaki PE có ưu điểm nổi trội là rất dễ nhuộm màu. Do đó, loại vải này thường có màu sắc phong phú, đa dạng hơn những loại kaki khác.  Không những dễ nhuộm màu mà độ bền màu cũng là một ưu điểm lớn. Vải này rất khó phai màu, cho khi đến khi bạn không còn sử dụng thì màu sắc của chúng vẫn gần như giữ nguyên.

Vải kaki PE có độ bền chắc thuộc hàng tốt nhất trên thị trường.

Nhược điểm của vải kaki PE

Nhược điểm của vải kaki không nhiều như ưu điểm của nó. Nhưng những điểm này chắc chắn sẽ gây ra một vài sự khó chịu cho người mua. Đầu tiên là vải kaki quá đơn giản, nó không có quá nhiều họa tiết và mẫu mã cầu kỳ. Do đó mà phạm vi sử dụng vải cũng thu hẹp lại khá nhiều.  Vải kaki PE đều khá cứng, độ co giãn kém. Chất liệu này không phù hợp cho những trang phục có thiết kế mềm mại, uyển chuyển. Ứng dụng của nó chủ yếu vẫn là đồ bảo hộ, quần Âu, váy công sở, áo khoác ngoài… Dù đã sử dụng thêm sợi polyester thì giá thành của vải kaki PE cũng còn khá đắt.

Phân biệt vải kaki PE với các loại vải kaki khác

Trên thị trường có rất nhiều loại vải kaki khác nhau. Vậy làm sao để phân biệt vải kaki PE với những loại còn lại?

Phân biệt vải kaki PE với vải kaki  thun

Vải kaki thun hay còn gọi là vải kaki mềm. Loại vải này có độ co giãn khá tốt. Nguyên nhân là do thành phần vải được pha thêm sợi spandex.  Vải được đan theo chéo nên trên vải có có những đường vân chéo nhau. Vải kaki thun có độ cứng thấp, ít thô ráp hơn so với PE. Độ co giãn của vải khá tốt nên cũng được ứng dụng nhiều hơn trong may trang phục công sở. Một số mẫu thiết kế như váy, đầm ôm body cũng ưa chuộng kaki thun hơn. Tuy nhiên, vải kaki thun thì nhăn nhiều hơn, độ giữ form dáng của vải thấp hơn vải kaki PE.

Vải kaki thun thì nhăn nhiều hơn, độ giữ form dáng của vải thấp hơn vải kaki PE. 

Phân biệt vải kaki PE với vải kaki cotton

Vải kaki cotton thành phần dệt từ sợi bông tự nhiên nên có giá thành cao hơn các loại khác. Nó còn được gọi với các tên gọi khác như vải kaki thun bông, vải kaki thun hoa, vải kaki thun họa tiết. Vải kaki cotton được ứng dụng chủ yếu trong may trang phục nữ. Điển hình nhất là các loại  như áo măng tô, váy ôm body, quần ôm thời trang. Chất vải này thường mỏng, nhẹ hơn vải kaki PE. Giá thành của chúng cũng cao hơn vải kaki PE rất nhiều. Loại vải này phục vụ cho phân khúc người dùng cao cấp. Vải không quá dày nên ít được dùng làm đồ bảo hộ cho công nhân.

Dù vậy nhưng để nhìn bằng mắt thường thì cũng khó để nhận ra được đâu là cotton, đâu là PE. Nhiều người thường dùng lửa để nhận diện 2 loại vải này. Ngoài ra, đặc tính của cotton là hút ẩm tố và ngược lại polyester thì chống ẩm. Do đó, nếu khi đi mua vải, mua áo quần thì bạn có thể nhỏ nước lên vải. Nếu mẫu nào thấm nhanh nước thì đó là vải kaki cotton. Nếu vải nào không thấm hoặc thấm nước chậm hơn hẳn thì đó chính là vải kaki PE.

Phân biệt vải kaki PE với vải kaki lụa

Vải kaki lụa cũng có nhiều điểm giống với loại vải lụa. Nó không hề  thô cứng như vải kaki truyền thống mà mềm mại, mỏng nhẹ và cực kỳ mát. Vải kaki lụa ra đời chính là để khắc phục những nhược điểm của loại kaki thô cứng thường ngày. Nó cũng có khá nhiều điểm lợi thế. Trong đó nổi bật là tính chất không phai màu và bền. Với chất lượng như vậy thì cũng không lạ lùng gì khi vải kaki lụa có giá khá cao. Mức giá chênh lệch của 2 loại vải này cũng không phải là con số nhỏ. Nhất là với những doanh nghiệp cần mua số lượng lớn. Ứng dụng nổi bật của kaki lụa là may áo sơ mi, vest hoặc suit, may đầm váy cho nữ. Kaki lụa cũng có tính đàn hồi và co giãn khá tốt. So với vải kaki PE ít co giãn thì đây là một ưu điểm lớn. Kaki PEvới thành phần polyester cũng lâu khô hơn do có thành phần chống nước. Vải kaki PE thường dùng để may áo khoác, ba lô, túi xách, nón…

Phân biệt vải kaki PE với vải kaki Pangrim

Vải kaki pangrim hay còn gọi là vải kaki liên doanh hay vải kaki Hàn Quốc. Đây cũng là một vải kaki phổ biến không kém gì so với vải kaki PE. Vải kaki Pangrim được xếp vào loại cao cấp cùng kaki lụa và kaki cotton. Vì do có chất lượng tốt và giá thành cao hơn mặt bằng chung.

Vải kaki liên doanh và vải kaki PE thường được dùng làm đồ bảo hộ lao động

Vải kaki Pangrim cũng giống như vải kaki PE, đều có thành phần sợi cotton tự nhiên và sợi tổng hợp. Tuy nhiên, thành phần sợi tổng hợp trong kaki liên doanh ít hơn nhiều so với kaki PE. Xét về độ bền thì 2 loại vải không quá chênh lệch. Nhưng xét về độ thoải mái khi mặc thì kaki liên doanh có vượt trội hơn. Cả hai đều có tính chất nhăn, chống bám bụi tốt. Ứng dụng phổ biến nhất của vải kaki liên doanh là làm đồng phục bảo hộ lao động. Các ngành nghề ưa chuộng loại vải này thường là các ngành lao động nặng nhọc, làm việc ngoài trời. Cụ thể như là xây dựng, cầu đường, đường sắt, chữa cháy…

Phân biệt vải kaki PE với vải kaki tuyết mưa

Vải kaki tuyết mưa là loại kaki được dệt theo phương pháp đan đôi. Trong khi đó, vải kaki PE lại được dệt theo kiểu đan chéo. Kỹ thuật đan đôi của kaki tuyết mua này thực hiện trên máy may có 2 kim. Do đó, nó có đặc điểm là cả hai mặt vải đều giống nhau,vải dày dặn, chắc chắn. Cả 2 loại kaki này đều có đặc điểm là không nhăn, co giãn được 2 chiều. Đặc biệt, vải không sờn lông và không bám bụi. Xét về độ co giãn thì vải kaki tuyết mưa nổi bật hơn. Do đó, nó thường dùng để may  quần áo khoác, may quần tây cho nữ, nam… Vải này rất ít được sử dụng, vì kỹ thuật dệt vải thiên về thủ công nhiều. Do đó, giá khá của nó khá cao so với các vải khác.

Phân biệt vải kaki PE với vải kaki 65/35

Vải kaki 65/35 là vải kaki được sản xuất với tỷ lệ 65% sợi cotton, 35% sợi polyester. So với vải kaki PE thì tỷ tệ cotton của vải này cao hơn nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng rất dễ dàng điều chỉnh, tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng. Do có thành phần sợi cotton cao nên kaki 65/35 có nhiều ưu điểm của loại vải tự nhiên. Nó mềm, mịn, mặc mát và hút ẩm cực kỳ tốt. Trong khi đó thì vải kaki PE thô, cứng và ít co giãn hơn. Cả hai đều đang được ưa chuộng trong lĩnh vực may mặc như quần short, quần jogger, quần baggy nam nữ ….

Một số lưu ý khi sử dụng vải kaki PE

Cách giặt và bảo quản vải kaki PE chuẩn nhất

Vải kaki PE không dễ bị bạc màu, phai màu. Điều này rất thuận tiện cho những người bận rộn vì không phải dành nhiều thời gian để giặt đồ. Tuy nhiên, nếu trang phục của bạn là đồ công sở thì bạn vẫn nên chú ý đến những cách bảo quản sau.

Vải kaki PE không dễ bị bạc màu, phai màu nên thuận tiện cho việc giặt đồ. 

  • Nếu đồ của bạn là đồ công sở hoặc đồng phục của công ty thì nên giặt tay để đỡ bị xù lông vải.
  • Khi giặt thì chị em nên lộn ngược áo trước khi phơi. Điều này giúp cho phần mặt phải của áo không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Từ đó, làm giảm nguy cơ bạc màu, mất họa tiết trên áo.
  • Dù vải kaki PE khá thô nhưng bạn vẫn nên sử dụng bột giặt, nước giặt loại dịu nhẹ và lành tính.
  • Với đồ công sở, đồng phục công ty thì bạn nên treo bằng móc áo. Tránh việc gấp áo quần rồi để vào tủ vì đồ sẽ bị in hằn nếp gấp.
  • Chú ý nên tránh để đồ vào tủ gỗ quá lâu. Vì đồ sẽ dễ bị mối mọt, côn trùng gặm nhấm.

Cách làm giãn vải kaki PE đơn giản

Vải kaki PE tuy có nhiều ưu điểm, nhưng hạn chế lớn nhất vẫn là tính khô, cứng. Một số trường hợp thì mua áo quần từ vải kaki nhưng lại bị chật. Vậy làm thế nào để khắc phục?

Dùng bàn ủi là quần áo là một cách khá hiệu quả để làm giãn vải kaki PE

Dùng bàn ủi là quần áo là một cách khá hiệu quả để làm giãn vải kaki PE. Đầu tiên, bạn hãy làm ướt đều hết bề mặt vải kaki và đặt lên bề mặt phẳng. Dùng bàn là loại nào cũng được nhưng hãy chú ý chỉnh mức nhiệt trung bình. Sau đó, bạn dùng lực tay để ủi thật mạnh, kết hợp với thao tác kéo giãn vải theo 4 chiều. Bạn tiến hành lặp lại khoảng tầm 15-20 phút.

Dùng giấm trắng cũng là cách hiệu quả để làm giãn vải kaki. Bạn tiến hành pha với nước theo tỷ lệ 1:2. Sau đó, đem ngâm trang phục vải kaki PE vào dung dịch trên khoảng 30 phút rồi đem giặt lại.

Bí quyết làm mềm vải kaki PE

Quần áo vải kaki PE có dấu hiệu thô ráp và cứng hơn lúc ban đầu là tình trạng nhiều người gặp phải. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bạn giặt và bảo quản áo không đúng cách. Để khắc phục điều này thì cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng thêm nước xả vải, nước làm mềm vải khi giặt quần áo kaki là được. Việc sử dụng thêm nước xả cũng giúp quần áo có hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu.

Ứng dụng vải kaki PE trong may mặc

Vải kaki PE được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, cụ thể:

Một số thiết kế đồng phục công sở như chân váy, áo vest cũng làm từ vải kaki PE

  • Vải kaki PE dùng làm đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân tại các nhà máy
  • Một số thiết kế đồng phục công sở như chân váy, áo vest cũng làm từ vải kaki PE
  • Ứng dụng trong may đồng phục thường ngày như áo khoác thời trang, quần Âu nam nữ
  • May balo, áo khoác gió, hộp đựng bút
  • Vải kaki PE cũng được dùng trong trang trí nội thất, làm rèm cửa, khăn trải bàn…

May đồng phục bảo hộ lao động giá rẻ TPHCM

Mong rằng với những thông tin trên đây thì bạn đã hiểu hơn về vải kaki PE và biết cách phân biệt loại chất liệu này. Vải kaki PE hiện đang được ứng dụng nhiều trong việc may đồ bảo hộ, đồng phục công sở cho các đơn vị. Nếu bạn cũng có nhu cầu tìm hiểu về đồng phục từ vải kaki PE, các mẫu mã, kiểu dáng thì hãy liên hệ với Đồng Phục Tiến Bảo để biết thêm chi tiết.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan