Vải Cát Hàn có đặc điểm gì? Phân loại vải Cát Hàn?

5/5 - (1 bình chọn)

Thị trường may mặc hiện nay đang có những bước tiến lớn về cả chất liệu, công nghệ, mẫu mã. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các tín đồ thời trang, ngày càng nhiều các loại vải mới ra đời. Trong đó, không thể không kể đến vải Cát Hàn – Ngôi sao mới của làng thời trang Việt Nam. 

Chất liệu vải Cát Hàn là gì?

  • Vải Cát Hàn có cấu tạo chủ yếu từ sợi vải Poly, một phần nhỏ còn lại là sợi Spandex. Cụ thể, vải có 92% sợi Polyester và 8% là Spandex. Nó có trọng lượng nhẹ và độ dày, đàn hồi tốt. Cát Hàn có tính ứng dụng cao trong công nghệ thời trang may mặc. Nó cũng được mệnh danh là loại vải của những hoa văn.
  • Vì có bảng hoa văn đặc sắc, đa dạng với hàng trăm mẫu khác nhau,  đáp ứng thị hiếu thời trang của người sử dụng. Bên cạnh đó,  loại vải này cũng sở hữu độ mềm mại nhất định. Vì vậy mà nó mang đến sự thoải mái cho người mặc. Vải Cát Hàn hoàn toàn khắc phục những nhược điểm của một số loại vải Polyester.  Đặc điểm dễ nhận biết nhất của nó độ dày dặn, mềm mịn ở cả 2 mặt. Nếu bạn lấy tay vò nhẹ thì vải cũng không có các nếp gấp. 

Vải Cát Hàn có cấu tạo chủ yếu từ sợi vải Poly và  sợi Spandex.

Vải Cát Hàn có cấu tạo chủ yếu từ sợi vải Poly và  sợi Spandex.

Ưu điểm của các loại vải Cát Hàn 

Vải Cát Hàn có ưu điểm gì mà lại được yêu thích như vậy? 

Vải Cát Hàn ít nhăn

Vải Cát Hàn có ưu điểm là hạn chế được độ nhăn và giữ được form dáng tốt. Đặc điểm này của nó khá giống với loại vải Kate. Sau khi giặt, vải vẫn giữ được nếp và ít nhăn hơn so với những chất liệu vải may thông thường khác. Vì vậy mà khi sử dụng thì các bạn không cần phải  là ủi quá nhiều. Bạn cũng có thể tự tin diện các set đồ bằng chất liệu này trong thời gian dài mà không lo bị nhăn nhúm.

Vải Cát Hàn không gây ngứa ngáy 

Ưu điểm của loại vải Cát Hàn chính là chất liệu mềm mịn. Nó tương đối thoáng mát nên giúp mang đến cho người mặc sự thoải mái trong từng hoạt động. Ưu điểm này tương đồng với chất liệu vải linen nên loại vải này cũng có tính ứng dụng cao trong thời trang thể thao. Ngoài ra, nó cũng được dùng để sản xuất những trang phục đồ bộ hay đầm váy công sở và đồng phục.

Ưu điểm của loại vải Cát Hàn chính là chất liệu mềm mịn

Ưu điểm của loại vải Cát Hàn chính là chất liệu mềm mịn

Màu sắc, hoa văn bắt mắt

Vải Cát Hàn là loại vải sở hữu tính thẩm mỹ cao và được mệnh danh là loại vải của những hoa văn. Như vậy thôi là đủ để thấy sự phong phú về mặt màu sắc của loại chất liệu này. Ngoài ra loại vải cũng rất được ưa chuộng nhờ độ bền màu. Cát Hàn không dễ bị phai, màu sắc tương đối sắc nét. Do đó mà nó cũng thường được dùng để may váy, đầm dự tiệc.

Vải Cát Hàn mau khô

Vải Cát Hàn có phần chất liệu phần lớn được làm từ các sợi vải có khả năng thấm hút tốt. Điển hình là  sợi Polyester và Spandex nên loại vải có ưu điểm là mau khô. Nó giúp tiết kiệm thời gian giặt giũ, đồng thời có tính ứng dụng cao trong may các trang phục quần áo đi biển.

Nhược điểm của vải Cát Hàn 

Vải Cát Hàn cũng có những nhược điểm dễ nhận thấy, vậy nên các bạn hãy chú ý khi sử dụng.

Vải Cát Hàn cũng có những nhược điểm dễ nhận thấy

Vải Cát Hàn cũng có những nhược điểm dễ nhận thấy

Vải Cát Hàn có khả năng co giãn không cao

  • Nhược điểm của chất vải Cát Hàn là khả năng co giãn không tốt.  Do đó mà các bạn cần may trang phục vải Cát có kích thước chuẩn với dáng người. Đặc trưng của vải Cát Hàn là độ bền không cao nên phải chú ý trong việc lựa chọn hình thức giặt ủi.
  • Đặc biệt là nên tránh những hình thức giặt ủi với nhiệt độ cao. Vì  nước nóng sẽ khiến cho chất liệu bị dão và mất đi tính đàn hồi cần thiết. Cát Hàn cần được vệ sinh và giặt giũ ở nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh. Bên cạnh đó,  nước xả làm mềm vải có thể khiến cho vải Cát Hàn mất đi kết cấu sợi vốn có.

Phân biệt các loại vải chất Cát Hàn

Không giống như một số loại vải may thời trang khác có nhiều loại khác nhau. Trên thị trường hiện nay chỉ có 7 loại vải cát. Bao gồm: Vải thun cát Hàn, vải Cát Giấy, vải Cát Len và vải Tuyết Sa Cát. 

Trên thị trường hiện nay chỉ có 7 loại vải Cát Hàn 

Trên thị trường hiện nay chỉ có 7 loại vải Cát Hàn 

Vải thun Cát Hàn là gì?

  • Vải Thun Cát là loại vải Cát Hàn co giãn 4 chiều. Bề mặt vải may dày dặn,  trong đó có sự khác biệt  giữa 2 mặt vải. Vì một mặt vải mịn, gọi là mặt vải; một mặt thì vải thường thô, nhám gọi là mặt cát. Đặc điểm chất liệu có độ giãn 4 chiều, vải thun Cát trên bề mặt vải may có rõ các sợi dệt nhỏ.
  • Loại này được đánh giá là khả năng co giãn tốt hơn so với những loại vải Cát khác. Màu sắc sinh động sắc nét đồng thời có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, chất liệu này dễ bị dão nếu sử dụng các hình thức là ủi không đúng cách. Nó có mức giá vừa phải, chỉ khoảng 100.000 đồng/ khổ. 

Vải thun Cát Giấy là gì?

  • Vải thun Cát Giấy là loại vải Cát Hàn có lớp lông nhỏ trên bề mặt. Đặc điểm của loại này cũng là có màu sắc đa dạng với độ mềm mại nhất định.  Để phân biệt thì bạn chỉ cần chú ý là trên bề mặt vải có những sợi lông nhỏ giống như vải nỉ.
  • Chất liệu có độ dày dặn nhất định. Khi sờ bằng tay thì bạn sẽ thấy là bề mặt vải không mịn lắm. Vải dày dặn, lộ rõ các thớ sợi len, phần sợi vải to. Tuy nhiên, nó khá mềm và có khả năng thấm hút mồ hôi, độ co giãn tương đối. Hạn chế của loại này là nó không thực sự thoáng mát. Vì vậy vải Cát giấy không phải là lựa chọn phù hợp trong mùa hè.

Vải thun Cát Giấy là loại vải Cát Hàn có lớp lông nhỏ trên bề mặt

Vải thun Cát Giấy là loại vải Cát Hàn có lớp lông nhỏ trên bề mặt

Vải Lụa Cát là gì?

Vải Lụa Cát là loại vải Cát Hàn mềm mịn nhất. Nó có ưu điểm là siêu nhẹ, không nhăn và khả năng giữ form dáng cực tốt. Vải Lụa Cát được đánh giá cao về độ thẩm mỹ vì bề mặt vải may không lộ rõ các thớ sợi. Vải cũng ít bị nhăn, nhàu, khả năng giữ form tốt. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý trong thao tác giặt giũ để tránh bị rách hay làm sờn chất vải. Giá thành của loại này thì cao hơn một chút, khoảng 150.000 đồng/ khổ

Vải Tuyết Sa Cát là gì?

Vải Tuyết Sa Cát hay còn gọi là tuyết mưa. Đây là loại vải Cát Hàn gần giống vải kaki. Bề mặt cát mịn, có chứa các thành phần từ sợi Rayon, polyester, nylon và spandex. Vải có đặc điểm là không nhăn, không bám lông bám bụi, độ bền màu cao. Ưu điểm cuả nó là mang đến sự thoải mái nhất định cho người mặc. Tuy nhiên,  sợi vải lớn nên dễ thấy trên bề mặt khiến phần nào giảm bớt tính thẩm mỹ. Nó được xem là một trong những chất liệu chính để thiết kế vest, quần áo. Vải tuyết mưa có giá thành tương đối cao khoảng hơn 180.000 đồng /khổ.

Vải Tuyết Sa Cát Hàn  hay còn gọi là tuyết mưa

Vải Tuyết Sa Cát Hàn  hay còn gọi là tuyết mưa

Vải Voan Cát là gì?

  • Vải voan cát là loại vải Cát Hàn được dệt hoàn toàn từ sợi cotton. Chất liệu này sở hữu ưu điểm thoáng mát, có tính thẩm mỹ cao. Vì vậy mà nó được ứng dụng phổ biến may váy áo nữ thời trang. Bề mặt vải mềm, mỏng và siêu nhẹ. Một số mẫu vải voan cát mỏng, gần đến độ trong suốt. Vải này có hạn chế là không có độ co giãn.
  • Vì vậy, trong việc lựa chọn những trang phục từ vải voan cát cần việc may đo s chính xác. Chất vải thoáng mát thích hợp sử dụng trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Nó cũng thân thiện với làn da và mang đến sự thoáng mát nhất định. Một hạn chế khác của chất liệu này là nó không có khả năng thấm hút mồ hôi, độ bền màu kém. Mức giá của vải chỉ ở tầm trung,  khoảng hơn 100.000 đồng/ khổ. 

Bảo quản vải Cát Hàn

Vải Cát Hàn sở hữu nhiều ưu điểm về mặt họa tiết, hoa văn và kiểu dáng. Tuy nhiên,  loại vải này cũng có một số nhược điểm nhất định. Các bạn nên lưu ý trong việc lựa chọn các hình thức bảo quản và giặt giũ sao cho phù hợp nhất. 

  • Một số loại vải có thể chịu được nhiệt và một số loại thì không. Vải Cát Hàn là ví dụ điển hình nhất của nhóm chất liệu không chịu được nhiệt. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên khi dùng vải Cát là không giặt cùng nước nóng. Nhất là nước nóng từ 30 độ trở lên. Đây là một trong những lưu ý mà nhiều người thường bỏ qua khi giặt. 
  • Cát Hàn  vốn sở hữu khả năng co giãn không thực sự vượt trội. Việc sử dụng nước quá nóng hoặc vượt quá 30 độ C có thể khiến cho sợi vải may dễ bị dão. Đồng thời ảnh hưởng tới độ bền sử dụng. Các bạn chỉ nên giặt với nước lạnh và có nhiệt độ dưới 30 độ C để giữ form dáng của trang phục.
  • Đối với trang phục từ vải Cát Hàn thì bạn nên hạn chế việc các bạn không sử dụng các thao tác vắt, xoắn khi phơi. Vì điều này sẽ khiến cho áo bị nhăn sau khi giặt.
  • Loại vải Cát Hàn cũng cần phải được phân loại khi giặt. Nhất là với những trang phục màu sắc khác để tránh bị gây phai hoặc ố màu vải. Khi sử dụng, chị em cũng nên tránh phơi vải ở ánh nắng quá gắt. Vì đây là nguyên nhân khiến cho sợi vải may dễ bị mất đi cấu trúc đàn hồi.

Một số thông tin khác về vải Cát Hàn

Cách nhận biết vải Cát Hàn 

  • Vải Cát Hàn có độ mềm mại nhất định. Khi sờ cảm thấy vải mềm, có độ lạnh và mát thì đó khả năng cao là vải Cát chất lượng. 
  • Vải cũng cực kì đa dạng về màu sắc, hoa văn. Vì vậy, chúng ta có thể phân biệt vải qua độ hài hòa của màu, cách sắp xếp của hoa văn trên vải.
  • Vải thấm nước khá chậm do thành phần polyester cao. Vải khó cháy, ngọn lửa sẽ tắt ngay khi đưa ra xa nguồn nhiệt. Khi cháy thì vải Cái Hàn sẽ có mùi nhựa, tro vón thành cục và không thể bóp tan dễ dàng

Ứng dụng của vải Cát Hàn trong may đồng phục. 

  • Vải Cát Hàn được ứng dụng rất nhiều trong các thiết kế may mặc. Nhưng đối với việc may đồng phục thì chất liệu này không quá phổ biến. Nó không thích hợp đê may các loại áo thun, áo polo hoặc đồng phục bảo hộ. Người ta chỉ thường dùng vải Cát để may một số mẫu áo sơ mi công sở, đầm công sở, đầm váy, đồng phục spa, áo công sở nhẹ nhàng cho phái nữ.
  • Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày thì vải Cát Hàn thường được dùng để may váy, đầm ôm sát, tôn dáng người mặc. 
  • Việc sử dụng trong may mặc để tạo thành các bộ đồ để mặc tại nhà cũng là ý tưởng không tệ. Bởi vì màu sắc đa dạng và bắt mắt cùng độ co giãn tốt, thông thoáng. Loại vải này luôn đảm bảo sự thoải mái tối đa cho người sử dụng.

Vải Cát Hàn có ưu điểm về màu sắc, độ mềm mại. Tuy nhiên lại hạn chế về khả năng cho giãn và độ thấm hút mồ hôi. Độ bền của chất liệu này cũng không quá cao nên bạn cần cân nhắc khi sử dụng. Với những đơn vị muốn may áo kiểu, đồng phục công sở nữ, đồ đi làm cho nhân viên thì đây cũng là một gợi ý hay. 

>>> Xem thêm: vải umi, vải tuytsi, vải tuyết mưa