Vải may váy là một trong những từ khóa được phái nữ tìm kiếm rất nhiều. Vì sao ư? Bởi vì váy vốn là một món đồ thời trang được nữ giới cực kỳ yêu thích. Bên cạnh đó, váy còn là một món đồ có thể phối ra nhiều phong cách khác nhau. Váy dễ phối, dễ mặc, phù hợp nhiều kiểu dáng nên được các chị em yêu thích là hiển nhiên.
Thế nhưng, nếu bạn không thích quần áo may sẵn thì sao? Bạn muốn tự thiết kế và may đo váy theo ý thích của mình? Nếu bạn chưa có ý tưởng hoặc chưa biết lựa vải nào? Bạn muốn tìm chất liệu thực sự phù hợp? Có độ bền cao? Giá cả phải chăng để may váy?. Bài viết này sinh ra là dành cho bạn!
Tại sao bạn cần phải lựa chọn vải may váy một cách cẩn thận?
Bạn biết đấy, để có một món đồ như ý, bạn cần phải dụng tâm. Nếu muốn có một chiếc váy đẹp, ngoài việc nó được may đo kỹ càng thì chất liệu là yếu tố quyết định! Mỗi loại vải có những đặc tính khác nhau cùng giá thành khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như sở thích cá nhân của mỗi người mà có thể lựa chọn ra những loại vải phù hợp. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến thành phẩm đầu ra!
Độ bền của váy phụ thuộc nhiều vào chất liệu vải may
Như đã nói từ trước, chất liệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chiếc váy của bạn. Mỗi chất liệu lại có những đặc tính khác nhau. Vậy nên phụ thuộc vào đặc tính của của vải mà sẽ cho ra độ bền của chiếc váy.
Không phải cứ vải đắt tiền là có độ bền cao. Không phải chất đẹp là có độ bền cao. Độ bền vải phụ thuộc nhiều yếu tố. Thế nên, khi lựa chọn vải nếu muốn có độ bền cao bạn cần chú ý. Ngoài việc lựa chọn chất liệu có độ bền, bạn cần phải lưu ý trong khâu bảo quản nữa nhé!
Chất lượng hình in thêu, họa tiết trên váy phụ thuộc vào chất liệu vải may
Có lẽ nhiều người không biết rằng phương pháp in thêu phụ thuộc nhiều vào chất liệu. Bạn muốn một chiếc váy điệu đà với các họa tiết cách điệu. Bạn muốn tạo cho mình một chiếc váy đậm chất riêng bằng cách in thêu?
Hay đơn giản là những mẫu váy đồng phục sẽ sử dụng việc in logo cũng như là tên thương hiệu lên váy? Nếu bạn lựa không đúng chất liệu, việc in thêu sẽ gây khó khăn.
Thậm chí thành phẩm sẽ bị méo mó, co rút. Mất đi hồn của thiết kế vốn có của nó. Vậy nên khi lựa chọn chất liệu bạn cần phải cân chỉnh phương pháp in thêu sao cho phù hợp nhé!
Chất liệu vải may váy là nguyên do ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm váy, đầm
Mỗi loại vải có những đặc tính khác nhau, thành phần cấu tạo khác nhau. Chính vì lẽ đó mà bạn không thể đòi hỏi chúng đều có chung một giá tiền. Không phải giá rẻ là phải xấu, kém chất lượng.
Và cũng không phải vải đắt tiền thì sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn. Đồng thời, hiện nay trên thị trường có nhiều chất liệu bị làm nhái, kém chất lượng nhưng giá cao như vải thật.
Chính vì lẽ đó, bạn hãy kiểm tra thật kỹ càng khi lựa chọn chất liệu. Đồng thời cũng phải tìm hiểu một số cách phân biệt chất liệu trước khi lựa chọn để tránh sai lầm nhé!
Tổng hợp 5+ loại vải may váy đầm đẹp nhất trên thị trường hiện nay
Hiện nay thị trường may mặc ngày càng có nhiều chất liệu khác nhau. Ngoài việc làm đa dạng hóa nguồn vải còn thỏa mãn được nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng.
Do đó, hiện nay cũng có rất nhiều loại vải may váy khác nhau cho bạn lựa chọn. Song, nếu bạn vẫn còn phân vân chưa biết lựa chọn như thế nào. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý dành cho bạn! Dưới đây là các loại vải thông dụng trong may váy như sau:
May váy bằng vải Cotton – mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc
Có thể nói, đây là một chất liệu cực kỳ quen thuộc với người tiêu dùng. Dễ mặc, dễ dùng, dễ thiết kế, dễ bảo quản, dễ mua… Là những điều người ta nhớ ngay về chất liệu này
Đầm vải cotton
Được biết, vải cotton là một loại vải có nguồn gốc chủ yếu từ sợi bông thiên nhiên. Trãi qua quá trình dệt may kỹ lưỡng. Người ta đã cho ra đời một chất liệu có độ thấm hút cực kì cao.
Vải cotton còn rất mềm mịn, nhẹ nhàng, không gây kích ứng nên tạo cảm giác thoải mái. Ngoài ra, độ co giãn là điểm nổi trội của những bộ trang phục làm từ vải thun cotton.
Đặc biệt hơn, với thành phần từ thiên nhiên, vải an toàn tuyệt đối với người sử dụng. Cũng như thân thiện với môi trường
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vải cotton khác nhau phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
Bạn hãy tham khảo một số gợi ý như: Vải cotton Ai Cập, vải cotton thun 2 chiều, vải cotton Satin, vải cotton lạnh, vải cotton gấm, vải cotton lụa, vải cotton 65/35 (vải CVC), vải cotton 35/65 (vải TC), vải cotton 100%, vải cotton Borip,…
May váy vải Ren – vải may váy mang lại nét quyến rũ, sang trọng đối với người mặc
Nhắc tới một trong những loại vải may đầm váy kiểu được nhiều chị em yêu thích không thể không nhắc đến chất liệu vải ren. Đây được xem là một loại vải đặc biệt được lặp, xoắn hoặc đục lỗ để tạo nên những khoảng trống trên bề mặt vải
Chính vì những đặc thù cùng với vẻ ngoài của nó mà ren rất dễ phân biệt. Với kết cấu thưa và nhiều lỗ hổng. Ren được xem là bảo bối của phái đẹp hiện nay. Bởi nó tạo nên sự quyến rũ, sang trọng lại còn trẻ trung và nữ tính
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại ren khác nhau như: ren kim, ren cuộn, ren thêu, ren móc, ren băng, ren thắt nút,…
May váy vải Voan – vải may váy tạo sự mềm mại, nhẹ nhàng thoải mái cho người sử dụng
Vải voan hay còn gọi là vải chiffon từ lâu đã quá quen thuộc với phái đẹp. Đây là một loại vải được ứng dụng nhiều để may váy, đầm dạ hội… Đặc biệt là những chiếc đầm cưới.
Tuy rằng đây là loại vải có nguồn gốc không xuất phát từ thiên nhiên, cụ thể là loại sợi nhân tạo. Thế nhưng nó lại có ưu điểm mỏng manh, nhẹ nhàng, mềm mại, bay bổng,…
Chính vì vậy, chúng được dùng phổ biến vào những ngày hè oi bức. Chưa hết, vải voan còn được yêu thích bởi mình vải ít nhăn hoặc không nhăn. Có độ bền vải cao, lâu sờn cũ, mặc lâu vẫn thấy mới
Dẫu vậy, vải voan cũng khó tránh khỏi những nhược điểm như: dễ bám bẩn, khó thiết kế… Chất vải mỏng nên cần lót bên trong khi may. Đồng thời khi sử dụng và bảo quản cần cẩn thận để tránh xước vải
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại voan khác nhau như: vải voan hoa, vải voan lụa hàn quốc, vải voan kính, vải chiffon, vải voan lưới,…
Váy vải voan
May váy vải Lanh – vải may váy tạo sự mát mẻ ngày hè
Được xếp vào hàng chất liệu thiên nhiên đáng dùng nhất. Vải lanh được dệt từ vỏ, sơ hoặc là sợi lanh. Là một loại vải có nguồn gốc khá lâu đời nên độ thông dụng phủ khắp ở nhiều nơi trên thế giới
Nhắc đến vải lanh, không thể quên đi đây là chất liệu mang đến cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng, mịn màng, tạo cảm giác rất thoải mái cho người mặc, đặc biệt là vào mùa hè oi bức. Bên cạnh đó, nó còn được đánh giá cao về khả năng kháng khuẩn, chống bụi bẩn
Chính vì hàng loạt những ưu điểm đó. Hiện nay trên thị trường đã dùng vải lanh để làm ra nhiều loại trang phục khác nhau. Có thể kể đến như thiết kế nhiều loại váy đi chơi biển như là đầm maxi,…
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại lanh khác nhau như: vải lanh Mỹ, vải lanh Nhật Bản,…
Váy vải lanh
May váy vải Lụa – vải may váy tạo cảm giác uyển chuyển, duyên dáng cho người mặc
Nhắc tới lụa, người ta lập tức nhớ ngay giai thoại về một “nàng thơ” trong làng vải. Một loại vải có nguồn gốc lâu đời với hàng loạt những ưu điểm nổi trội.
Đây là một loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên. Trước đây người ta thường dùng các sợi tơ thiên nhiên để dệt vải. Ngày xưa lụa được xem là một chất liệu cho giới quý tộc, vua chúa.
Dù đã ra đời từ lâu, vải lụa vẫn được xem như một chất liệu cao cấp. Vải lụa mang đến cảm giác uyển chuyển, thướt tha, sang trọng cho người mặc.
Bên cạnh đó, nó có hàng loạt những ưu điểm như: nhẹ, bền, có màu sáng bóng tự nhiên, thích hợp mọi loại thời tiết, hút ẩm cao, thân thiện với môi trường và không gây kích ứng cho người mặc.
Đặc biệt chất liệu đến từ thiên nhiên nên được người tiêu dùng yêu thích. Điều đó phần nào giải thích được khi lụa được ưu tiên lựa chọn để may váy đầm cho phái nữ
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại lụa khác nhau như: lụa cotton, lụa tơ tằm, lụa cát, lụa gấm,…
Váy vải lụa
Ngoài 5 loại vải trên đầm váy còn có thể may từ vải phi bóng, vải lụa satin, vải gấm, vải tuyết mưa đều rất đẹp và được phái nữ yêu thích
Trên đây là một vài ý tưởng về vải may váy mà Đồng phục Tiến Bảo sưu tầm được. Hi vọng với những khám phá trên sẽ hữu ích với bạn!
Xem thêm các loại vải may đồng phục khác dưới đây:
>>> Vải may áo gió
>>> Vải may tạp dề
>>> Vải may đồng phục bảo hộ lao động
>>> Vải may vest
>>> Vải may áo sơ mi
>>> Vải may áo thun