Vải Satin là gì? Tất cả các thông tin cần biết về vải Satin

Rate this post

Vải Satin từ trước tới nay luôn được ưa chuộng để may quần áo, đồng phục và đồ nội thất. Mặc dù cũng được sử dụng khá nhiều nhưng chắc hẳn không ai biết rõ đây là loại vải có thành phần và lịch sử ra đời ra sao? Đặc tính như thế nào? Có những loại nào phổ biến? Công dụng gồm những gì? Cách bảo quản ra sao? Nếu chưa nắm rõ thì trong bài viết này Đồng Phục Tiến Bảo sẽ cùng bạn khám phá nhé!

Bạn biết gì về vải satin?

Bạn biết gì về vải satin?

Vải satin là gì? 

Vải satin hay gọi là vải sa tanh là loại vải gần giống với vải lụa. Satin được sản xuất bằng phương pháp dệt vân đoạn, đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc, giúp cấu trúc sợi dệt vải trở nên chặt chẽ.

Bằng kỹ thuật dệt vải này sẽ có những sợi ngang chui xuống dưới một sợi dọc sau đó đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và lặp lại theo trình tự đó. Sợi ngang tiếp theo sẽ được dệt qua phía bên phải ít nhất hai sợi dọc và lên trên một.  Cách dệt đặc biệt này sẽ đem đến một chất liệu với vẻ ngoài đặc trưng, mặt trên thì bóng loáng óng ả, mặt dưới thì có phần hơi nhám và thô hơn

 Ngày nay, người ta đã cho ra đời nhiều chất liệu nhân tạo tổng hợp để dệt vải satin như: viscose, polyester,…

Vải viscose là gì? Ưu điểm của vải viscose

Vải lanh có may được váy không? 

Nguồn gốc của vải Satin

Từ thời trung cổ – cách nay tầm 2000 năm người ta đã có những ghi chép về sự ra đời của chất liệu vải satin.  Vào thời điểm này, việc ươm tơ, dệt vải đã phổ biến, người ta đã biết dùng tơ tằm như một chất liệu để dệt ra nhiều loại vải khác nhau trong đó có satin.

Tuy nhiên, vì công đoạn sản xuất mất thời gian và đòi hỏi tay nghề nhân công cùng nguyên liệu còn hạn hẹp  Nói về nguồn gốc thì  vải Satin bắt nguồn từ Châu Á, được phát hiện lần đầu tại Trung Quốc sau đó mới chính thức lan rộng ra toàn thế giới

Vào thế kỉ XII người Ý đã biết dùng vải satin để may quần áo. Cho đến những thế kỉ XIV đã lan toàn Châu Âu.

Đặc điểm của vải satin

Ưu điểm

Bề mặt vải óng ả, bóng bẩy, tạo cảm giác sang trọng. Mình vải mềm mịn và mỏng nhẹ, khi mặc như lướt trên da mà không gây ra bất kì cảm giác nào khó chịu.

Đặc biệt chất vải mặc lên thoáng mát, độ thấm hút mồ hôi cũng được đánh giá rất cao. Đồng thời, vải satin có khả năng linh hoạt với nhiệt độ, mắc mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

Bên cạnh đó, màu sắc vải rất đa dạng. Đồng thời, vải satin rất thân thiện và an toàn với làn da người mặc. 

Các loại vải thường dùng trong may mặc

Nhược điểm

Vì vải khá mỏng và trơn nên dễ bị xước và rách làm mất vẻ đẹp của tấm vải. Đồng thời trong quá trình cắt may vì vải trơn và mỏng nên gây nhiều khó khăn cho thợ cắt. Nếu người nào tay nghề kém sẽ rất dễ chệch đường cắt Vải cũng khá kén phương pháp vệ sinh, bảo quản và giặt giũ. Khi giặt nên vò nhẹ tay tránh làm xước vải

Top 3 loại satin phổ biến trên thị trường 

Vải satin lụa

Satin lụa được sản xuất bằng loại tơ tằm chất lượng cao. Satin lụa cao cấp mang lại cho người mặc cảm giác cực kì dễ chịu, thoải mái, êm dịu, nhẹ nhàng. Được ứng dụng để làm chăn, ga, gối vì độ êm ái nâng niu làn da cũng như giấc ngủ

Vải satin lụa

Vải satin lụa

Vải satin cotton

Vải satin cotton sở hữu rất nhiều ưu điểm của vái Santin nguyên bản. Mình vải mềm mượt, chất liệu nhẹ nhàng lướt trên da rất dễ chịu và êm ái. Đồng thời, khắc phục được nhược điểm của cotton

Vải cực kì thấm hút và thông thoáng cũng như thân thiện và lành lính với làn da con người. Tuy nhiên, tránh gấp thành nếp những đồ dùng bằng Vải Satin cotton trong quá trình sử dụng.

Vải đũi là gì? Phân loại vải đũi phổ biến nhất 

Những thông tin cần biết về vải Rayon

Vải satin cotton

Vải satin cotton

Vải satin chiffon

Đây là loại vải kết hợp giữa sợi chiffon và satin. Tuy được dệt từ những loại sợi tổng hợp như Nylon, Poly, Satin,… nhưng vải cũng được đánh giá khá cao. Mình vải mỏng tan, có thể nhìn xuyên thấu. vải satin không co giãn và không nhăn nên thường được dùng để làm đồ lót nữ, may áo dài thậm chí đầm dạ hội, dự tiệc,…

Vải satin chiffon

Vải satin chiffon

Ứng dụng của vải Satin trong may mặc

May thời trang

Vải lụa Satin được sử dụng để làm vải may váy, đầm, dạ hôi, đồ nội y. Ngoài quần áo, vải Satin còn được sử dụng để làm các phụ kiện thời trang như: giày múa bale. Lụa Satin là loại vải được nhiều người lựa chọn để may đồng phục công sở cao cấp hiện nay.

May chân váy đồng phục công sở giá rẻ TPHCM 

Đầm cưới vải satin

Đầm cưới vải satin

May đồ nội y

Với nhiều ưu điểm như: mềm mại, giá cả phải chăng, vải satin được dùng đẻ may đô lót cho chị em phụ nữ. Vải được ứng dụng để may các loại đồ lót như: quần lót, áo ngực và áo lót, vải satin mang lại sự thoải mái và sự quyến rũ cho người mặc.

Vải satin dùng để may đồ nội y
Vải satin dùng để may đồ nội y

May đồ nội thất

Trong ngành sản xuất đồ dùng nội thất, vải satin là lựa chọn phổ biến nhất. Vải satin được sử dụng để làm rèm cửa, trải sàn, vỏ gối, vỏ bọc sofa tạo nên vẻ đẹp và phong cách riêng của ngôi nhà. 

Vải satin may đồ nội thất
Vải satin may đồ nội thất

May chăn ga gối nệm

Hiện nay, cac thương hiệu như: Hanvico. Everon sử dụng vải satin để may chăn ga gối nệm. Vì vải có giá thành rẻ nên chăn ga may bằng satin sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho rất nhiều khách hàng.

Vải satin may chăn ga gối nệm
Vải satin may chăn ga gối nệm

Vải Satin có giá bao nhiêu? 

Vải satin có giá thành khá cao, dao động khoảng từ 400k đến 500k cho mỗi khổ vải có chiều rộng 1,5m.

Loại vải Satin Cotton thường có giá từ 140k đến 160k cho mỗi sản phẩm tùy theo kích cỡ.

Vải voan satin, với mức giá khoảng 150k cho mỗi khổ vải có chiều rộng 1,5m.

Vải chiffon satin sẽ có giá dao động khoảng 90.000 VND/mét

Hướng dẫn bảo quản và vệ sinh vải Saitn

Tránh nhiệt độ cao

Các loại vải được làm từ nguyên liệu thiên nhiên đều rất cần tránh nhiệt độ cao khi là ủi đồ. Nên lộn trái đồ và ủi đồ trên mặt phẳng để bảo vệ vẻ đẹp và độ bóng của vải. Đồng thời nên điều chỉnh chế độ ở mức thấp nhất có thể để tránh nguy cơ cháy.  

Cách giặt đồ đúng cách

Khi giặt lần đầu, nên ngâm quần áo trong  nước muối pha loãng trong 1 hoặc 2 giờ để loại bỏ bụi bẩn và tránh phai màu. Ngoài ra, bạn cũng có thể để đồ trong tủ lạnh để vải cầm màu khi mang đồ đi giặt.

Nên phơi ở những nơi có ánh nắng nhẹ, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng, vì sẽ làm cho vải satin bị phô và cứng. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích nhất cho bạn về loại vải Satin. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về vải satin để lựa chọn được món trang phục, phụ kiện ưng ý nhất.