Vải viscose và top 3 chất liệu viscose phổ biến nhất!

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn muốn tìm đến những chất liệu sở hữu hàng loạt ưu điểm đáng giá thế nhưng tài chính lại không được cao thì vải viscose là một lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Bên cạnh giá thành thấp, đây được xem như một chất liệu tổng hợp trung hòa được những ưu nhược điểm của vải tự nhiên và vải nhân tạo nên kể từ khi ra đời đến nay luôn nhận được sự quan tâm nhiệt tình của người sử dụng.

Thế nhưng không phải ai cũng biết thành phần cấu tạo, đặc tính, công dụng cũng như cách bảo quản loại chất liệu vải này. Hãy cùng đồng phục Tiến Bảo khám phá qua nhé!

Bạn biết gì về vải viscose?

Bạn biết gì về vải viscose?

Bạn biết gì về vải viscose? Lịch sử ra đời của chất liệu vải viscose

Được cho rằng ra đời khá lâu, là một loại vải thường thấy vậy thì hãy đọc xem vải viscose là vải gì đồng thời lịch sử ra đời của chúng ra sao nhé!

Bạn biết gì về vải viscose?

Trước tiên để trả lời cho câu hỏi “Vải viscose là vải gì?” – vải viscose hay được biết đến cái tên là vải rayon – một chất liệu tổng hợp với thành phần chính là chất xơ của sợi xenlulozơ tái sinh từ gỗ cây như đậu nành, mía, tre,…

Có thể thấy, cấu trúc của vải viscose về cơ bản thì tương đồng với vải cotton mà giá thành rẻ hơn do đó được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau

Nguồn cung cấp xenlulozo dệt vải viscose

Nguồn cung cấp xenlulozo dệt vải viscose

Lịch sử ra đời của chất liệu vải viscose

Được biết đến là một chất liệu có mặt từ khá lâu thế nhưng ít ai biết chính xác được rằng vải viscose bắt nguồn từ các nước Châu Âu vào những năm 1800 – thời điểm vàng người ta tìm kiếm tìm chất liệu có khả năng thay thế cho vải lụa tơ tằm đắt đỏ.

Không phụ lại sự mong mỏi của giới mộ điệu, năm 1892 ba nhà khoa học người Anh là Charles Frederick Cross, Edward John Bevan và Clayton Beadle đã được cấp bằng sáng chế cho loại chất liệu này. Chất liệu vải viscose ra đời đạt được những đặc tính mịn màng, không đàn hồi, ra đời để lấp đầy hy vọng thay thế được tơ tằm

Sau những nỗ lực không ngừng cải tiến và phát triển, cho đến ngày nay, vải viscose đã được sử dụng bởi đông đảo công chúng đến từ khắp nơi trên thế giới

Điểm qua các bước sản xuất của vải viscose

Là một chất liệu tổng hợp từ những thành phần tự nhiên cộng thêm những thành phần nhân tạo do đó quy trình sản xuất vải viscose đòi hỏi những kỹ thuật cao, tốn nhiều thời gian và phức tạp hơn so với những loại vải thông thường.

Đòi hỏi phải làm trong các nhà máy có quy mô lớn với hàng chục loại hóa chất, máy móc khác nhau. Dựa vào những tỉ lệ pha trộn các thành phần khác nhau mà người ta có thể cho ra đời nhiều loại vải khác nhau sở hữu những đặc tính phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, chúng đều có quy trình sản xuất gồm cơ bản những bước dưới đây

Ống sợi vải viscose

Ống sợi vải viscose

Bước 1: các nguyên liệu thô được lấy từ xenlulozơ trong cây gỗ như: đậu nành, cây mía, tre… đã được chuẩn bị sẽ được đem đi xay nhỏ ra và được hòa tan cùng với một số hóa chất như natri hydroxit để tạo thành hỗn hợp dung dịch xenlulozơ kiềm có màu nâu gỗ.

Cũng trong chính quy trình này, một số tạp chất còn sót lại của nguyên liệu thô sẽ được loại bỏ, độ tinh khiết vừa đủ chỉ khi tỉ lệ xenlulozơ chiếm từ 90%

Bước 2: Xenlulozơ kiềm được ép qua các con lăn để loại bỏ chất dư thừa. Những tấm ép được cắt thành nhiều vụn nhỏ.

Bước 3: Các vụn nhỏ, mịn sẽ được đem đi xử lý bằng carbon disulfide sau đó sẽ tiếp tục được hòa cùng natri hydroxit. Thành phẩm sinh ra từ quá trình này được gọi là viscose tuy nhiên cho đến lúc này chúng về cơ bản vẫn chưa được hoàn thiện nên \ sẽ tiếp tục được hoàn tan và ngâm trong vòng vài giờ.

Bước 4: Sau khi được ngâm, hỗn hợp dung dịch viscose sẽ được đẩy qua máy đùn sợi để tạo ra các sợi vải viscose – sợi xenlulozo phái sinh. Tiếp theo chúng sẽ được ngâm trong dung dịch axit sunfuric sau đó đặt kéo và rửa sạch.

Bước 5: Thành phẩm các sợi vải sẽ được đem đi dệt hoặc trao đổi, mua bán thương mại

Vải viscose có những ưu điểm nhược điểm gì?

Kể từ khi ra đời đến nay, vải viscose vẫn nhận được sự yêu thích nhất định của người tiêu dùng, điều đó là bởi vì nó sở hữu hàng loạt những đặc tính phù hợp. Vậy đó là gì hãy cùng xem qua nhé!

Chất liệu vải viscose

Chất liệu vải viscose

Chất liệu vải viscose mang đến những ưu điểm gì?

Đầu tiên không thể không nhắc đến những ưu điểm – thứ ghi điểm trong lòng người tiêu dùng:

  • Chất liệu có độ mỏng nhất định, mặc vào có cảm giác thoải mái, thoáng mát
  • Chất liệu có độ thấm hút rất tốt
  • Vải viscose có khả năng hạn chế nấm mốc, vi khuẩn
  • Mình vải có độ bóng, lướt nhẹ trên da, không tích điện, không gây ra hiện tượng sốc tĩnh điện
  • Vải có khả năng giữ form tốt, ít nhăn
  • Chất liệu đa dạng phương thức giặt
  • Có bảng màu sắc đa dạng
  • Chất liệu có khả năng phân hủy sinh học và tái chế

Chất liệu vải viscose còn tồn tại những hạn chế gì?

Sợi viscose

Sợi viscose

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng vải vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

  • Quá trình sản xuất phá rừng nghiêm trọng
  • Nguyên liệu hóa chất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người chế tạo
  • Vải dễ bị nhão, dễ chát
  • Khó vệ sinh những vết bẩn trên bề mặt vải

Top 3 chất liệu viscose phổ biến nhất!

Để đa dạng chất liệu tạo ra nhiều sự lựa chọn, dưới đây là 3 loại viscose phổ biến nhất

Chất liệu vải viscose nguyên chất

Được biết đến là loại viscose được tiêu thụ nhiều bậc nhất, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ may mặc đến nội thất. Tuy nhiên vải còn khá dễ nhăn khi gặp ẩm nên quy trình bảo quản và vệ sinh cần chú ý

Chất liệu vải HWM Rayon

Đây là loại vải chiếm được cảm tình của đông đảo người sử dụng bởi có độ thấm hút cực kì tốt, mình vải bóng đẹp, chất liệu dễ giặt

Chất liệu vải rayon với tuổi thọ cao

Được dùng nhiều trong việc sản xuất các mặt hàng dệt may công nghiệp đòi hỏi sự bền chắc và chịu được tải trọng lớn hay các sản phẩm như lốp xe, đai ô tô. Được xem như một chất liệu sáng giá thay thế cho bông thiên nhiên giúp tiết kiệm được nhiều kinh phí

Vải viscose có những công dụng gì trong các lĩnh vực đời sống?

Với hàng loạt ưu điểm của mình vải viscose được dùng trong nhiều lĩnh vực như:

Vải viscose may áo cardigan

Vải viscose may áo cardigan

  • Ứng dụng trong ngành may mặc thời trang: sản xuất đồ trượt tuyết, quần áo thường nhật, sơ mi, jacket nhẹ, làm vải may áo sơ mi, …
  • Ứng dụng trong lĩnh vực nội thất: vai viscose được dùng để may khăn trải giường, chăn ga gối và rèm cửa,…
  • Bên cạnh đó vải viscose còn được dùng để sản xuất giấy bóng kính, vỏ xúc xích, lốp xe, đai ô tô,…

Một số điều cần lưu ý trong khâu bảo quản vải viscose để tăng độ bền

  • Nên giặt vải bằng nước lạnh là tốt nhất
  • Không tác động lực lạnh khi giặt
  • Nên để vải khô tự nhiên
  • Dùng chất giặt tẩy có pH thấp

Cách để phân biệt viscose với một số loại vải tương tự

Với sự đa dạng chất liệu, hiện nay có nhiều chất liệu tương đồng dễ gây khó khăn trong việc phân loại, dưới đây là cách phân biệt viscose với một số loại vải khác

Phân biệt viscose với polyester

  • Polyester – thành phần hóa học 100% còn viscose là loại vải tổng hợp hóa học lẫn tự nhiên
  • Vải viscose hấp thụ hơi ẩm tốt hơn pe
  • Polyester thường không nhăn hoặc ít nhanh, còn viscose dễ nhăn, nhất là khi gặp ẩm do đó poly khô nhanh hơn
  • Vải polyester độ bền cao hơn và không co khi sử dụng và vệ sinh
  • Viscose có sức đề kháng axit tốt nhưng polyester có khả năng chống mài mòn

Phân biệt vải viscose với vải modal:

  • Vải modal có độ bền cao hơn và khó nhăn thậm chí không nhăn khi gặp ẩm giống như viscose
  • Quy trình sản xuất viscose phức tạp hơn
  • Vải modal thân thiện với môi trường hơn

 Trên đây là một số khám phá về vải viscose mà đồng phục Tiến Bảo tìm được. Hy vọng nó sẽ mang lại nhiều điều hữu ích với bạn. Nếu bạn có thêm thông tin nào hãy đóng góp dưới đây nhé!

 >>>> Các bạn cũng có thể tham khảo thêm vải may áo sơ mi phổ biến khác ngoài vải viscose tại đây nhé: vải kate, vải bamboo, vải modal, vải thô, vải chiffon

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *