Nội dung bài viết
Vải thô đã không còn là một loại vải xa lạ gì đối với người tiêu dùng, các tín đồ thời trang. Song, dù được biết đến nhiều nhưng không phải ai cũng nắm rõ được những đặc tính của chất liệu vải thô để có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất khi may mặc hoặc một số nhu cầu khác. Vậy nên, trong bài viết này đồng phục Tiến Bảo sẽ cùng bạn khám phá thêm về loại chất liệu này bạn nhé!
Bạn biết gì về vải thô?
Bạn biết gì về chất liệu vải thô hiện có trên thị trường?
Mặc dù được nhắc đến là một loại vải rất thông dụng và thường trực trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng không phải ai cũng trả lời được câu hỏi “vải thô là gì?”. Không để mọi người chờ lâu, dưới đây là đáp án!
Vải thô được biết đến là một loại vải được làm từ nguyên liệu chính là sợi bông và sợi gai. Đó là hay chất liệu thuần tự nhiên chính vì vậy mà nó hoàn toàn lành tính và thân thiện với môi trường. Mình vải có độ dày mỏng nhất định nên mặc vào mùa hè rất thoáng mát. Đồng thời chất liệu mang đến cảm giác cổ điển nên nhận được sự yêu thích của rất nhiều tín đồ thời trang ở khắp nơi trên thế giới
Vải thô có những đặc tính như thế nào?
Bạn biết đấy, một người yêu thích thì có thể nói rằng là do sở thích của riêng họ. Thế nhưng vải thô đã nhận được rất nhiều sự yêu thích của mọi người chứng tỏ sức hút của chúng không hề ít. Để làm được điều đó chắc hẳn chúng mang đến rất nhiều đặc tính ưu việt mà khó có loại vải nào có thể thay thế được. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Vải thô mang đến những ưu điểm gì?
Điều khiến khách hàng yêu thích đối với một loại vải thì tất nhiên phải nhờ vào những ưu điểm của chất liệu này rồi đúng không? Vải thô cũng vậy đấy
- Độ thấm hút của vải được đánh giá rất cao. Do được làm từ những loại sợi thuần tự nhiên nên độ thấm hút là không có gì bàn cãi. Do đó vải thô thường được dùng khi thời tiết nóng
- Chất liệu có độ mềm mại và nhẹ nhàng nhất định cũng bởi thành phần thiên nhiên đem lại
- Trong quá trình dệt vải người ta đã cho thêm những sợi nhân tạo như spandex để làm tăng độ co giãn cũng như đàn hồi của vải
- Chất liệu thiên nhiên, trong quá trình sản xuất không thêm nhiều hóa chất nên cực kì an toàn với làn da, sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời rất thân thiện với thiên nhiên
- Trong quy trình sản xuất vải không yêu cầu quá nhiều công phu và phức tạp. Vì vậy giá thành của vải khá thấp
Vải thô còn tồn tại những nhược điểm gì?
Bên cạnh những ưu điểm thì chúng ta cũng không thể nào phủ nhận đi những mặt còn hạn chế của vải trong khi sử dụng
- Một số chủng loại còn khá cứng và có độ dày nhiều nên mặc lên không đem đến cảm giác thoải mái mà lại khó chịu và ngứa ngáy
- Mặc vải lâu, bảo quản không kỹ dễ gây hiện tượng đổ lông
- Chất liệu vải còn khá “thô” sẽ không thích hợp đối với những bạn yêu thích sự bóng bẩy, hoàn hảo và sang trọng
Hiện nay trên thị trường có 5+ loại vải thô phổ biến nào?
Với tốc độ phát triển chóng mặt của lĩnh vực may mặc. Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều chủng loại vải khác nhau. Điều đó là để đa dạng hóa thị trường cũng như mang đến cho người dùng nhiều chất liệu phù hợp với nhu cầu. Vải thô được chia thành 6 loại phổ biến dưới đây
Chất liệu thô mộc
Đây là một trong những loại vải thô được sử dụng rộng rãi. Nhất là đối với những món đồ phụ kiện bởi chúng có độ cứng cao. Tuy nhiên, mình vải còn khá thô ráp, kém sang trọng nên không được dùng nhiều để may trang phục vì mặc lên sẽ cảm giác khó chịu, kém thoải mái
Chất liệu thô mộc
Chất liệu thô lụa
Lụa vốn được mệnh danh là “nàng thơ” trong làng vải. Là một chất liệu nổi tiếng với độ mềm mại, óng ả đến kiêu sa. Do đó, nghe qua cái tên thô mộc chúng ta đã phần nào thấy được sự mềm mại của loại chất liệu này.
Và tất nhiên, thô lụa được xếp vào loại vải thô mềm mại nhất trên thị trường là điều dễ hiểu. Chính vì đặc tính này mà chúng thường được ứng dụng trong việc sản xuất trang phục nhiều hơn, mang lại vẻ đẹp cho người mặc
Chất liệu thô lụa
Chất liệu thô cotton
Tính chất của sợi cotton vốn dĩ là mềm mịn và có độ thấm hút cao. Do đó, vải thô cotton cũng không ngoại lệ. Được xem là một trong những loại vải có độ mềm mại, thấm hút mồ hôi cao.
Do đó, chúng không chỉ được dùng may mặc mà còn làm đồ trang trí nội thất rất thông dụng. Chẳng hạn như: May chăn ga, gối đệm, bọc ghế, bọc sofa…
Chất liệu thô cotton
Chất liệu thô đũi
Thô đũi chính là một chất liệu với thành phần chính có sự kết hợp của sợi đũi nên có thể nói chúng thừa hưởng hầu hết những đặc tính của chất liệu này. Khi mặc, chúng sẽ tạo ra cảm giác thông thoáng, mát mẻ cùng với mình vải nhẹ nhàng rất dễ chịu
May váy bằng chất liệu thô đũi
Chất liệu thô mềm
Nghe cái tên chúng ta đã phần nào đoán được đây là chất liệu khắc phục được nhược điểm cứng của loại vải này. Vì vậy, cộng thêm ưu điểm mềm mại, người ta cũng ưu tiên lựa thô mềm làm vải may trang phục
Chất liệu thô lụa Hàn Quốc
Một trong những quốc gia có lĩnh vực thời trang phát triển bậc nhất phải kể đến Hàn Quốc. Do đó, việc họ sản xuất chất liệu phục vụ cho nền thời trang nước nhà, thiết kế ra được đa dạng mẫu mã. Chính vì nguyên liệu “tại gia” nên người ta có thể dùng sản xuất nhiều loại trang phục cầu kỳ, hợp thời trang nhưng giá thành vẫn rẻ
Vải thô có những công dụng gì trong các lĩnh vực đời sống?
Như đã đề cập ở đầu bài. Vải thô vốn xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau, có thể phục vụ nhiều nhu cầu của người tiêu dùng. Dưới đây là một vài lĩnh vực hoạt động phổ biến của vải thô
Ứng dụng trong lĩnh vực may mặc của vải thô
Được biết đến là một trong những loại vải dễ mua, dễ mặc. Hầu hết mọi đối tượng từ già trẻ, lớn bé, nam hay nữ… đều có thể sử dụng loại vải này. Tuy nhiên một trong những loại trang phục được dùng vải thô nhiều nhất chính là để may áo sơ mi, dùng làm vải may tạp dề
Ngoài việc may trang phục chúng còn có khả năng may thành những loại túi cực kì thông dụng trong cuộc sống. Từ túi bút, túi vải, túi đựng mắt kính, túi đựng điện thoại, túi đeo vai… đến những chiếc ví nhỏ xinh, gọn ghẽ
Một trong những loại túi đang phổ biến nhất hiện nay chính là túi tote làm từ vải thô. Một loại túi được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và tin dùng
Bên cạnh đó, vải thô còn là một sự lựa chọn hoàn hảo để thiết kế những loại phụ kiện đi kèm khi phối đồ như: mũ, giày, dép, cài tóc,…
Ứng dụng trong lĩnh vực nội thất của vải thô
Bởi vì chất liệu có nguồn gốc từ tự nhiên, giá thanh rẻ nên vải thô được ứng dụng trong đời sống rất nhiều chẳng hạn như để trang trí nhà cửa như rèm cửa, vỏ bọc ga, gối hoặc ghế sô pha, đồ handmade cũng sử dụng chất liệu vải thô.
Cách nhận biết vải thô chính xác nhất
Nhận biết vải này không quá khó tuy nhiên để tránh nhầm lẫn thì bạn cần tham khảo những cách phân biệt dưới đây
- Mình vải khá mịn, mát khi sờ trực tiếp bằng tay
- Vải nguyên chất khá dễ nhăn trong khi vải thô tổng hợp thì hầu như không nhăn khi vò
- Kiểm tra những lỗi nhỏ của mình vải bằng cách kéo giãn vải theo nhiều chiều để nhận ra được lỗi
Vải thô hiện có giá thành như thế nào?
Một trong những điều đáng quan tâm trong thời buổi hiện nay chính là giá thành của chất liệu. Vải có giá thành không quá cao hay thậm chí là còn rẻ hơn nhiều so với những loại vải khác. Thường được bán theo ký, 1 ký tầm 5 đến 6 mét vải khổ m1. 1 ký vải có giá dao động từ 220 nghìn đồng đến 260 nghìn đồng. Quy ra 1m có giá trung bình từ 36 nghìn đồng một mét. Đối với vải thô Hàn Quốc thì tầm 25 nghìn đồng đến 75 nghìn đồng một mét
Trên đây là những khám phá về vải thô cũng như những chủng loại của chúng. Hi vọng với những gì đồng phục Tiến Bảo mang lại sẽ có ích với bạn!
>>>> Các bạn cũng có thể tham khảo thêm vải may tạp dề phổ biến khác tại đây nhé: vải kaki, vải canvas, vải jean, vải kate,
Comments are closed.