Vải canvas là gì? Đặc điểm và phân loại vải canvas

5/5 - (1 bình chọn)

Dù có lịch sử ra đời cực kì lâu nhưng từ đó đến nay vải canvas luôn chiếm một vị thế nhất định trong lòng người sử dụng. Mặc dù đây là loại vải được dùng thường xuyên, dễ thấy, dễ sử dụng thế nhưng không phải ai cũng biết đây là loại vải có thành phần ra sao, nguồn gốc lịch sử như thế nào. Vậy nên, trong bài viết này hãy cùng Đồng Phục Tiến Bảo khám phá về loại vải này nhé!

Bạn biết gì về vải canvas?

Bạn biết gì về vải canvas?

Vải canvas là vải gì?

Vải canvas hay còn được biết đến với tên gọi khác là vải bố, vải bạt, vải bố canvas hay vải bố thô – chất liệu được dệt bằng sợi gai dầu (ngày xưa).  Chính vì được làm từ những sợi gai dầu mà vải có độ cứng cáp,độ dày nhất định và độ bền cực kì tốt. Người ta thường dệt vải bố từ 100% sợi gai dầu tuy nhiên hiện nay với sự phát triển trong lĩnh vực may mặc người ta đã cho ra đời nhiều chất liệu vải canvas khác nhau được dệt từ những nguyên liệu khác như cotton, lanh, hemp hay sợi tổng hợp…

Cây gai dầu

Cây gai dầu

Vải canvas được xem là một chất liệu được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, sản xuất được nhiều món đồ từ giày dép, túi ví, balo,… thậm chí đến vải buồm – vật dụng đòi hỏi sự bền chắc cao. Những năm trở lại đây vải canvas còn được dùng để làm đồ handmade rất được ưa chuộng. Xem thêm

Các loại vải thường dùng trong may mặc

Lịch sử ra đời của vải canvas

Được biết đến như một loại vải có tuổi thọ lâu đời, với nguồn gốc thiên nhiên thế nhưng ít ai biết chính xác được rằng, nó ra đời vào những năm đầu của thế kỷ 18.  Nhiều người thắc mắc, tại sao năm 3000 – 1500 TCN người ta đã biết dùng cây gai dầu làm dây thừng, trộn với bông để dệt vải nhưng canvas lại ra đời vào lại thế kỉ XVIII?

Vì khoảng thời gian này, hai người thợ là Saracens và Moors đã mang bông từ Bắc Phi tới châu Âu khởi nguồn cho sự ra đời của vải canvas. Cũng chính từ đó, ở Barcelona và Venice, bông được cho thêm vào trong quá trình dệt thành vải canvas để sản xuất buồm cho các con thuyền.

Vải bố thô thời kì đầu còn mắc phải nhiều khuyết điểm nên sau khi không ngừng cải tiến người ta đã biết thay thế bông bằng một số nguyên liệu khác để chế tạo vải buồm Sự lên ngôi của canvas phải kể đến những năm đầu thế kỉ XX, công ty J.Edmond & Sons của Mỹ đã sử dụng canvas vào sản xuất các loại băng chuyền và một vài chi tiết ghép nối trong bánh xe nước. Từ đó cũng tạo nên ấn tượng về một chất liệu bền bỉ đối với công chúng

Quy trình sản xuất vải canvas?

Bước 1: Quy trình kéo sợi gai dầu

Vải canvas nguyên bản được làm bằng sợi gai dầu. Đầu tiên người ta sẽ thu hoạch cây gai dầu (loại cây có ngoại hình gần giống với cây cần sa) sau đó chính là kéo sợi từ cây gai dầu tươi. Tiếp theo người ta sẽ xử lý ép dập – quy trình giúp người thợ dễ lấy sợi xơ hơn.

Sau đó người ta sẽ phân loại giữa sợi gai dầu xơ dài và sợi gai dầu xơ ngắn. Những sợi dài sẽ được cuộn và dùng dùng để dệt sợi canvas gai dầu. Chính ở công đoạn này là yếu tốc cho ra đời những loại vải khác nhau

Bước 2: Quá trình dệt vải

Đây được xem như một quá trình quan trọng bậc nhất khi sản xuất sợi gai dầu. Bởi đây là bước so sánh, đánh giá cả quy trình sản xuất vải và tay nghề của người thợ nghề. Bước dệt vải phải đúng cách thì mới thu được sản phẩm chất lượng cao

Nếu vải nỉ được làm bằng cách ép sợi thì vải canvas lại như những loại chất liệu khác, được dệt theo kiểu đan xen và liên kết các sợi gai dầu dọc và ngang lại với nhau. Song, điều làm nên sự khác biệt chính là canvas sẽ dệt vải ngang nhiều hơn vải dọc

Nếu trước kia, người ta ưu tiên lựa chọn những phương pháp thủ công trong quy trình dệt vải thì ngày nay, đối với nhu cầu sản xuất ngày một lớn thì người ta hầu hết dùng máy để tiết kiệm thời gian, nhân công,…

Sau đó, chúng sẽ được đem nấu ở nhiệt độ và áp suất cao trong các dung dịch hóa học và các chất phụ gia khác để loại bỏ những tạp chất còn sót lại trên bề mặt vải (bao gồm khâu làm bóng vải)  Ở cuối bước này, người ta cũng tẩy trắng vải để quy trình nhuộm được lên màu chuẩn hơn

Bước 3 Quá trình nhuộm – hoàn thiện vải

Về cơ bản, lúc này màu vải canvas sẽ có màu trắng hơi ngả vàng, sau khi tẩy sẽ dễ lên màu hơn và màu lên cũng chuẩn hơn. Thông thường, quá trình nhuộm vải thường diễn ra trong khoảng 3 – 7 ngày, càng lâu thì màu vải lên càng đẹp và càng bền màu hơn

Vải kaki là gì? Đặc điểm của vải kaki 

Vải thô và những ưu điểm mà bạn nên biết

Vải canvas có tốt không? Đặc điểm của vải canvas

Tạp dề vải canvas

Tạp dề vải canvas

Ưu điểm

Điều làm nên sự yêu thích của khách hàng đối với dòng chất liệu này chính là nhờ vào hàng loạt những ưu điểm dưới đây:

  • Chất liệu có khả năng thấm hút rất tốt
  • Có khả năng chống thấm nước
  • Nếu quy trình nhuộm vải đúng cách, màu vải sẽ giữ được rất lâu, kể cả gặp điều kiện bất lợi của môi trường
  • Trong quá trình sản xuất có thể thêm một số chất phụ trợ để cho ra nhiều loại sợi khắc phục được một số nhược điểm vốn có
  • Vải nhẹ, dễ vệ sinh
  • Chất liệu an toàn với sức khỏe và thân thiện môi trường
  • Màu sắc đa dạng

Nhược điểm

  • Vải canvas dày hơn những loại vải khác nên sẽ khô lâu hơn khi bị ướt
  • Vải dễ rách khi gặp vật sắc nhọn
  • Vải canvas có độ dày nên sẽ khá thô, không được sử dụng nhiều để may quần áo

Đặc điểm của vải jean trong may mặc

Vải kate là gì? Phân loại vải kate

5 loại vải canvas phổ biến nhất hiện nay

Túi vải canvas

Túi vải canvas

Vải canvas dệt từ sợi gai dầu

Chất liệu sợi gai dầu là chất đầu tiên để dệt nên vải canvas, loại này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: có độ bền, có khả năng chống ẩm mốc và khả năng chịu nhiệt tốt,…

Về cơ bản, vải có vẻ khá thô, kém mềm mại nên thường làm lều bạt,…

Vải canvas dệt từ sợi cotton

Đây là một trong những dòng vải canvas được yêu thích bậc nhất, chúng được dệt từ những sợi bông cotton thiên nhiên. Dù vậy, giá thành của vải cũng không quá cao, độ bền tốt nên thường được dùng để sản xuất các mặt hàng thời trang, làm vải may tạp dề

Vải  canvas dệt từ sợi lanh

Sợi lanh ngoài dệt vải linen còn có thể dùng để dệt vải canvas tuy nhiên giá thành sản xuất còn khá cao

Vải canvas dệt từ các loại sợi tổng hợp

Sợi tổng hợp cũng được dùng để dệt vải canvas, khắc phục được nhiều nhược điểm của sợi tự nhiên, vải có độ bền cao, giá rẻ,… tuy nhiên bên cạnh đó còn có nhiều hạn chế

Ứng dụng của vải canvas trong may mặc

May tạp dề

Vải canvas được dệt chủ yếu từ cây gai dầu,  tuy hơi thô nhưng rất chắc chắn và ít thấm nước. Nên loại vải này thường sử dụng để may  các loại tạp dề cho nhân viên. Tạp dề may từ vải canvas có độ dày khá cao, mang lại sự chuyên nghiệp cho người sử dụng.

May túi xách

Vải canvas còn được sử dụng để may túi tote, balo có độ bền và chắc chắn cao. Những món đồ thời trang may từ canvas có độ bền và màu sắc chân thực. Hơn nữa, với sự phát triển của ngành thời trang thì đồ thời trang may từ canvas còn dược pha trộn những màu sắc khác nhau. Do đó, sẽ loại bỏ đi những hạn chế của vải để đếm đến cho người dùng những món đồ chất lượng nhất.

Sản xuất vali

Vì vải canvas có khả năng chống thấm nước hiệu quả nên được sử dụng nhiều để sản xuất vali du lịch. Vali được làm từ canvas có độ bền cao, chống va đập tốt giúp bảo vệ những đồ dùng bên trong của bạn. 

Vải canvas sản xuất vali
Vải canvas sản xuất vali

Hướng dẫn bảo quản và vệ sinh vải canvas đúng cách

Để những đồ dùng làm từ vải canvas có độ bền theo thời gian, bạn có thể làm theo những hướng dẫn sau: 

Bước 1: Làm sạch vết bẩn  với nước sạch, tiến hành xoa nhẹ lên vị trí dính bẩn. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa có độ bào mòn cao

Bước 2: Ngâm vải trong nước lạnh khoảng 5 phút sau đó pha nước giặt để làm sạch vải. Đây chính là bước quan trọng để làm sạch vải

Bước 3: Sau khi ngâm xong lấy vải ra khỏi chậu và giặt sạch đến khi hết xà phòng. 

Bước 4: Không được vắt trực tiếp và cũng không được treo lên mà phơi trực tiếp lên bề mặt cứng, để khô tự nhiên. Đồng thời cũng không được sử dụng bàn là hoặc máy sấy sẽ làm vải nhanh hỏng hơn.

Nếu bạn gặp phải những vết bẩn cứng đầu bạn có thể có sử dụng thuốc tẩy. ( Tránh những chất tẩy có chứa clo). Nếu không thể tự giặt thì hãy mang ra tiệm giặt để đảm bảo chất lượng của vải.

 Trên bài viết là những thông tin mà Đồng Phục Tiến Bảo khám phá được về chất liệu này, nếu bạn có thêm những thông tin gì về vải canvas hãy bổ sung ngay dưới bài đăng này nhé!

Comments are closed.