Có thể nói, vải jean thuộc top một trong những loại vải quen thuộc phổ biến bậc nhất đối với người tiêu dùng. Sẽ không điêu ngoa khi nói rằng jean được mệnh danh là “ông hoàng” trong làng vải vóc, sánh vai với “nàng thơ” vải lụa. Chỉ bấy nhiêu câu từ cũng phần nào có thể thấy sức hút và độ phủ sóng của chất liệu vải jean.
Dù được mặc nhiều, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trở thành một trong những chất liệu được ưa thích bậc nhất thế nhưng không phải ai cũng hiểu về chất liệu này cũng như những đặc tính và những loại jean thị hành hiện nay. Vậy nên, trong bài viết này, đồng phục Tiến Bảo sẽ cùng bạn khám phá về vải này nhé!
Vải jean là vải gì?
Vải jean là vải gì? Lịch sử ra đời của chất liệu vải jean
Mặc dù được dùng rất nhiều, trở thành một chất liệu cực kì quen mắt và có những vị trí nhất định trong lòng người dùng thế nhưng, vải jean là gì? Có nguồn gốc ra sao thì không mấ ai biết, dưới đây là câu trả lời dành cho bạn
Vải jean là vải gì?
Vải này hay nhiều nơi còn gọi là vải bò là một chất liệu vải thô được dệt từ sợi cotton duck, sợi bông thô và sợi xanh chàm. Với bề dày lịch sử, “ông hoàng” vải jean kể từ khi ra đời đã tạo nguồn cảm hứng bất tận với rất nhiều nhà thiết kế
Lịch sử ra đời của chất liệu vải jean
- Mặc dù loại vải này ra đời không quá lâu như lụa thế nhưng để nói về lịch sử hình thành của nó thì phải kể từ những năm đầu của thế kỷ 19.
- Người có công khởi nguồn cho chất liệu này chính là Leob Straus, có thể nói đây chính là cơ duyên của ông khi rời khỏi New York đến California và thất bại trong việc tìm kiếm cơ hội tại các mỏ vàng.
- Dù không thành công với dự định ban đầu nhưng nó đã ấp ủ cho sự ra đời của jean sau này.
- Ông nhận thấy những người thợ đào mỏ cần những bộ trang phục chắc chắn, bền bỉ và thoải mái để lao động nhưng chưa có chất liệu nào đáp ứng được. Thế là, không chần chừ, ông đã bắt tay vào việc lần mò tìm và chế tạo ra loại vải jean đầu tiên
Lịch sử ra đời vải jean
- Dễ hiểu khi những ngày đầu ra đời, vải này còn mắc phải nhược điểm như chất vải thô ráp, dễ rách. Song, sau thời gian cải tiến và phát triển không ngừng, chất liệu này đã được pha thêm sợi denim để góp phần làm vải mềm hơn tuy nhiên vẫn chưa khắc phục được nhược điểm còn lại.
- Lúc này, người thợ may Jacob Davis đã bắt tay cải tiến giúp Leob Straus thay đổi thiết kế bằng cách tán đinh cố định chúng lại.
- Cho đến “ngày 20 tháng 5 năm 1873, Jacob và Levi nhận bằng sáng chế số #139,121, cho quần với các đinh tán của họ từ Phòng Bằng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ; đây là ngày ra đời chính thức của quần jeans. Chiếc quần của Levi dần dần được các thợ mỏ vàng yêu chuộng vì không sờn rách như trước đây”
- Với hàng loạt những ưu điểm của mình, đến những thế kỷ XX, những chiếc quần jean dần chiếm được cảm tình của những tín đồ thời trang trên toàn thế giới, mở ra một kỷ nguyên mới cho dòng chất liệu này, đưa nó thành một trong những loại vải được yêu thích bậc nhất để may quần.
- Thời kì hoàng kim của chất liệu vải này phải kể đến những thập niên 30, chứng kiến sự ra đời và thành công vang dội của những thước phim “cao bồi miền Tây” vải này cũng nương theo đó thu hút thành công sự chú ý của giới trẻ. Tạo ấn tượng về một chất liệu trẻ trung, , cá tính, năng động, giá thành của jean từ đó cũng tăng dần lên
- Với sự yêu thích và hưởng ứng nhiệt tình của giới điệu mộ, các nhà thiết kế đã không ngừng cho ra đời những kiểu trang phục làm bằng vải jean như: áo khoác, tạp dề vải jean, quần short jean, áo jean, yếm vải jean, chân váy jean, đầm jean,…
Vải jean có những ưu điểm, nhược điểm gì?
Để mặc áo mang lại hiệu quả cao những như đáp ứng được những nhu cầu của bản thân khi mặc thì bạn cần lưu ý đến những đặc tính của chất liệu này
May trang phục bằng vải jean có những ưu điểm gì?
Không phải đơn giản mà người ta đưa vải jean lên hàng những chất liệu được yêu thích và tin dùng bậc nhất mà bởi vì chúng sở hữu hàng loạt ưu điểm làm xiêu lòng người tiêu dùng, nổi bật có thể kế đến:
- Vải này có độ bền cực kì cao bởi có cấu trúc vững chắc làm cho những thước vải này khó sờn rách, đứt chỉ trong quá trình sử dụng. Nếu bạn chú trọng trong khâu bảo quản, vải jean có thể có tuổi đời ngoài 10 năm
- Trang phục bằng vải này tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc, mang đến vẻ ngoài cực kì cá tính, thời trang
- Vải này dễ bảo quản cũng như dễ vệ sinh, bạn có thể giặt vải này bằng nhiều hình thức khác nhau mà không sợ hư hỏng
May trang phục bằng vải jean còn tồn tại những hạn chế gì?
Nhắc đến ưu điểm của vải thì không thể phủ nhận đi những hạn chế còn tồn tại của jean, tuy không nhiều nhưng dưới đây là một vài nhược điểm dễ thấy nhất:
- Vải không có hoặc có ít độ co giãn kể cả vải jean thun. Vì vậy những trang phục bằng vải này thường không được ứng dụng nhiều trong các hoạt động thể thao, vận động
- Vải dễ bị ra màu nếu không được nhuộm màu và bảo quản đúng cách
- Vải còn hạn chế màu sắc
- Vải này lâu khô sau khi giặt do mình vải khá dày
Top 4 loại vải jean thịnh hành hiện nay
Nhằm đa dạng hóa chất liệu cũng như khắc phục được những hạn chế mà jean đem lại, lĩnh vực may mặc đã sáng tạo và cho ra đời nhiều loại vải jean khác nhau, dưới đây là 4 loại thịnh hành nhất
Chất liệu skinny jean (vải jean thun)
Có lẽ, skinny jean – vải jean thun là một trong những loại vải jean được yêu thích bậc nhất trên thị trường. Với thành phần chính chiếm đến 98 – 99% là cotton pha thêm sợi spandex để tăng độ co giãn. Về cơ bản, vải này cũng phần nào khắc phục những hạn chế về độ co giãn của vải jean nhưng vẫn giữ được hàng loạt những ưu điểm vốn có của chất liệu này. Có lẽ vì vậy mà giá thành của vải jean thun khá cao. Vải này thường được may quần jean chất lượng cao, tạp dề…
Vải jeans thun
Chất liệu jean cotton
Một trong những loại vải này được dùng nhiều nhất hiện nay chính là jean cotton – với thành phần được làm từ 100% sợi cotton thiên nhiên nên nó sở hữu hầu hết những ưu điểm của loại sợi này bao gồm độ thấm hút cao, thông thoáng và dễ chịu khi mặc. Tuy nhiên, tương tự cotton nguyên chất, vải này rất dễ nhăn khi sử dụng và sau khi giặt
Vải jean cotton
Chất liệu jean cotton pha poly
- Nghe qua cái tên có lẽ bạn đã hình dung phần nào thành phần cấu tạo của chất liệu này rồi đúng không? Đúng vậy, nó có thành phần được pha hỗn hợp từ các sợi cotton và sợi polyester nhân tạo.
- Do có sự pha trộn mà vải này có giá thành rẻ hơn so với cotton nguyên chất. Với lượng pha poly vừa đủ, bạn sẽ có được những thước vải khắc phục được nếp nhăn xuất hiện so với jean cotton thuần.
- Tuy nhiên nếu tỉ lệ poly quá nhiều sẽ gây cảm giác bí nóng khi mặc. Trên thị trường hiện nay khá đa dạng vải jean pha, có thể kể đến như: vải jean 65/35, jean 35/65,…
Chất liệu jean tái chế (vải jean không qua xử lý)
Nói về chất liệu jean rẻ nhất thường được may những chiếc quần jean giá rẻ hiện nay không nên bỏ qua chất liệu với thành phần chính là polyester này. Dù sở hữu lợi thế về giá thành tuy nhiên nó còn tồn tại khá nhiều nhược điểm
Vải jean và ứng dụng trong những lĩnh vực đời sống
Ngoài được sử dụng rộng rãi trong giới thời trang, làm ra những bộ trang phục với kiểu dáng bắt mắt, vải này còn được dùng để ứng dụng trong lĩnh vực trang trí nội thất, làm vỏ bọc ghế, bọc sofa,… sản xuất túi vải, ví tiền,…
Chân váy jean
Trên đây là một số thông tin về vải jean mà đồng phục Tiến Bảo khám phá được, nếu bạn biết thêm gì khác hãy đóng góp dưới phần bình luận nhé!
Pingback: Vải lụa là vải gì? Tìm hiểu 5+ loại vải lụa phổ biến trên thị trường