Vải chiffon và 5+ loại vải chiffon phổ biến nhất hiện nay!

Rate this post

Mặc dù chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng thế nhưng không phải ai cũng hiểu về chất liệu này. Do đó, trong bài viết này, đồng phục Tiến Bảo sẽ  viết về vải chiffon nhé!

Nếu trong giới làm bánh, người ta thích những chiếc bánh chiffon bởi độ mềm xốp, tan ngay trong miệng thì trong lĩnh vực may mặc, người ta cũng đặc biệt thích những bộ trang phục làm từ chất liệu vải chiffon – một chất liệu óng ả, mỏng nhẹ, bồng bềnh, thướt tha rất “thơ”…

Chính vì những đặc tính đó mà chất liệu này được ứng dụng để làm ra được rất nhiều món đồ từ quần áo hàng ngày đến váy cưới sang trọng lẫn những món đồ trang trí,… 

Vải chiffon trắng trơn

Vải chiffon trắng trơn

Bạn biết gì về vải chiffon? Lịch sử ra đời của vải chiffon ?

Khi tìm hiểu về loại vải này, không ít người thắc mắc rằng vải chiffon là gì? Nguồn gốc ra đời của vải này ra sao? Không để bạn chờ đợi lâu hơn nữa, dưới đây chính là câu trả lời dành cho bạn

Bạn biết gì về vải chiffon?

Vải chiffon là một loại được dệt theo phương pháp dệt thoi từ nguyên liệu chính là những sợi lụa hoặc tơ có nguồn gốc từ tự nhiên. Sau quá trình không ngừng phát triển và hoàn thiện, người ta còn bổ sung thêm nguyên liệu sản xuất chiffon gồm những sợi cotton thậm chí là những chất liệu sợi nhân tạo khác

Sợi lụa dệt vải

Sợi lụa dệt vải

Chất liệu sờ lên sẽ lập tức cảm nhận được độ mềm mại, mỏng nhẹ, óng ả, bồng bềnh và uyển chuyển lướt trên bề mặt da. Quả là không sai khi nhiều người mệnh danh chiffon chính là loại vải thanh nhã bậc nhất, là “nàng thơ” trong làng vải may mặc

Lịch sử ra đời của vải chiffon

  1. Được liệt vào hàng những loại vải có nguồn gốc lâu đời bậc nhất hiện nay, tuy không có tuổi đời lâu bằng lụa tơ tằm nhưng vải chiffon có mặt rất lâu, từ những năm 1700. Khi ấy, chúng chỉ được sử dụng cho tầng lớp quý tộc, giới cầm quyền của Tây phương. Cái tên của chúng cũng có nguồn gốc từ những nước phương Tây – cụ thể là Pháp. Chiffon được bắt nguồn từ “chiffe”
  2. Vào những năm đầu của thế kỉ XVIII – XIX, thời điểm đồ lót trang trí nổi lên như một xu hướng thì cũng kéo lên sự lên ngôi vượt bậc của chiffon. Tuy nhiên, bấy giờ khoa học công nghệ chưa phát triển nhiều nên nguyên liệu sản xuất chiffon chủ yếu từ lụa nên giá thành của vải này rất đắt đỏ, không tiếp cận được nhiều người sử dụng
  3. Bước ngoặt của loại vải này chỉ thực sự xuất hiện vào những năm 1938 – thời điểm ra đời của sợi nylon. Từ đó người ta thử dùng nylon thay thế lụa để làm ra vai chiffon giá rẻ. Dần dà khi polyester ra đời vào năm 1958, giá thành và độ bền của chúng càng trở nên tối ưu hơn
  4. Người tiên phong cho dòng chất liệu này chính là James Galanos – một người có công to lớn trong việc đưa chất liệu này tiếp cận công chúng thông qua bộ sưu tập thời trang vào năm 1950

Sản xuất vải chiffon gồm những bước nào?

Khi khoa học – công nghệ chưa được phát triển, việc sản xuất chiffon khá đơn giản vì sử dụng ít nguyên liệu – hầu hết là nguyên liệu tự nhiên như tơ lụa, sợi bông. Đến nay chúng còn kết hợp thêm những chất liệu nhân tạo tổng hợp như nylon, polyester.

Quy trình sản xuất của chúng được làm theo phương pháp dệt lưới tạo ra được đặc tính mềm mại, nhẹ nhàng của chất liệu. Ở khâu này, người ta sẽ xoắn các sợi chiffon để tạo sự co giãn tốt hơn cho tấm vải.

Thành phẩm sau cùng có thể được đem đi phân phối hoặc trực tiếp đưa vào khâu thiết kế. Nhiều người lầm tưởng voan và chiffon là một nhưng thực chất chúng tương đồng chứ không giống hoàn toàn bởi so về kết cấu thì chiffon có phần lỏng lẻo hơn, dễ rút sợi hơn, trơn và mỏng hơn. Đặc tính này cũng gây khó khăn khi cắt may, do đó để khắc phục người ta thường dùng hai mảnh giấy kẹp chúng lại

Quy trình sản xuất sợi vải chiffon

Quy trình sản xuất sợi vải chiffon

Đặc tính của chất liệu vải chiffon ra sao?

Nhiều người thắc mắc vải chiffon có những đặc điểm gì mà kể từ khi ra đời nhận được sự đón nhận nhiệt tình của người sử dụng đến như vậy thì dưới đây là đặc tính cũng như ưu nhược điểm mà dòng chất liệu này mang lại

Khăn vải chiffon

Khăn vải chiffon

Ưu điểm của chất liệu vải chiffon

Điều khiến chiffon nhận được sự yêu thích của người sử dụng chính là mang lại hàng loạt những ưu điểm, phổ biến được kể đến dưới đây:

  • Ấn tượng đầu tiên không thể quên khi sờ lên vải chính là sự mềm mại, mỏng nhẹ lướt trên da. Với trọng lượng siêu nhẹ, bề mặt gần như xuyên thấu do kết cấu giữa các sợi vải mà chất liệu trở nên bồng bềnh. Từ đó tạo được sự thông thoáng, dễ chịu lướt nhẹ trên bề mặt tiếp xúc da người sử dụng nên cực kì thoải mái
  • Với thành phần từ thiên nhiên lành tính hoặc kết hợp một vài chất phụ gia hóa học không (hoặc ít) gây hại nên vải gần như không gây kích ứng với làn da người sử dụng kể cả là làn da nhạy cảm
  • Độ bền của vải chiffon cao hơn so với lụa nguyên chất
  • Chất liệu đa dạng nguồn gốc, đa dạng thành phần
  • Có thể dùng thiết kế nhiều loại trang phục khác nhau
  • Vải dễ nhuộm nên cho ra được đa dạng màu sắc khác nhau, bảng màu cực kì phong phú
  • Vải chiffon có khả năng chống bám bụi, độ chống bám bụi được đánh giá cao hơn đối với thành phần từ polyester

Hạn chế của chất liệu vải chiffon

Mặc dù sở hữu khá nhiều ưu điểm đã kể trên nhưng không thể phủ nhận đi những mặt hạn chế vẫn còn tồn tại của vải chiffon:

  • Về tính chất vật lý thì vải dễ bị sờn mép, rút đoạn chỉ khi sử dụng không cẩn thận
  • Quá trình giặt giũ và vệ sinh làm sạch chất liệu cần phải kĩ lưỡng để tránh làm giảm độ bền của vải
  • Nếu phơi không đúng cách hoặc tác dụng nhiệt cao sẽ dễ làm vải bị bạc màu

Hiện nay có những loại chiffon nào đang phổ biến trên thị trường?

Nhằm đa dạng chất liệu may mặc mà hiện nay trên thị trường đã bổ sung thêm nhiều loại vải khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng

Phân loại vải chiffon dựa trên thành phần chất liệu cấu tạo

Nếu xét về thành phần chất liệu cấu tạo, chiffon sẽ được phân thành:

  • Vải chiffon tự nhiên: với thành phần là lụa và satin (có thể thêm một số phụ gia), đây được xem là một loại vải chiffon cơ bản, có mặt từ lâu đời và sở hữu được rất nhiều ưu điểm – đi đôi với nó là giá thành đắt đỏ
  • Vải chiffon nhân tạo: với thành phần được làm từ những sợi tổng hợp như polyester nylon,… khắc phục độ nhăn, tuổi thọ của vải cao, giá thành rẻ hơn nhiều so với chiffon tự nhiên nên dễ dàng tiếp cận công chúng

Bạn cần hiểu rõ tính chất của vải để phân biệt và chọn mua được vải xịn và vải bình dân đúng giá nhé

Phân loại vải chiffon dựa trên kết cấu của vải

Nếu xét về kết cấu của vải, người ta chia thành các loại vải như sau:

Pearl chiffon (chiffon ngọc trai):

Được làm từ vải poly 100% nên nó có độ bóng được vid như ngọc trai, có độ bền cao thường dùng để may trang phục biểu diễn 

Vải lụa ngọc trai
Vải lụa ngọc trai

Jacquard chiffon (chiffon hoa):

được giới trẻ cực thích và dùng để may đầm, váy, áo thời trang, vải may áo sơ mi cách điệu cho các bạn trẻ đi chơi đi cafe, đi biển. vải này sử dụng công nghệ in nhiệt các hoa văn nhỏ tinh tế đẹp lên vải mà giá không quá cao phù hợp với túi tiền các bạn 

Vải Chiffon hoa
Vải Chiffon hoa

Chiffon lụa:

Là loại vải chiffon được ưa chuộng nhất hiện nay dùng để làm vải may váy, may đầm váy đi dự tiệc chất vải mỏng thoáng mát sờ có độ nhám nhưng không nhiều

Vải chiffon lụa
Vải chiffon lụa

Vải Double Faced chiffon:

Là loại vải có độ tĩnh điện, phản quang cực tốt lại không co giãn nhiều dễ định hình dáng đầm nên được dùng để thiết kế đầm váy thời tảng dự tiệc rất nhiều

Vải chiffon Double Face
Vải chiffon Double Face

Vải Chiffon with Lurex:

Loại vải này thường dùng may đầm váy bó sát chọ chị em phụ nữ vì vải nó mềm co giãn tốt và nhẹ 

Vải Chiffon Lurex
Vải Chiffon Lurex

Công dụng của vải chiffon gồm những gì?

Đầm vải chiffon hoa đẹp
Đầm vải chiffon hoa đẹp

Đầm vải chiffon

Có thể nói, vải chiffon được sản xuất nhiều và được ưa chuộng bởi nó có thể may được hàng loạt các sản phẩm có tính ứng dụng cao ở những lĩnh vực đời sống khác nhau như:

  • May trang phục thường ngày như: váy chiffon, áo chiffon, đầm chiffon,…
  • May và thiết kế trang phục cưới rất sang trọng, thẩm mỹ cao tinh tế và đẳng cấp
  • May các phụ kiện thời trang như khăn choàng, khăn tay,…
  • Ứng dụng để làm những phụ kiện trang trí trong các bữa tiệc như rèm trang trí, bọc ghế, khăn trải bàn,…

Vải chiffon và vải voan có giống nhau không?

Rất nhiêu khách hàng nhầm lẫn cho rằng vải voan và vải chiffon là 1 loại vải, nhưng thực ra nó là 2 loại vải khách nhau, cách phân biệt nhanh nhất là xé thử 1 miếng vải chiffon và vải 1 miếng vải voan thì vải chiffon sẽ dễ rách hơn do cấu trúc dệt vải đơn giản là 1 sợi dọc đan với 1 sợi ngang không chặt nên dễ rút sợi hơn vải voan

Kinh nghiệm nhận biết và kiểm tra vải thì vải chiffon sờ vào sẽ có độ mềm hơn vải voan, vải voan có độ nhám nhất định khi sờ bằng tay

Giá của vải Chiffon là bao nhiêu

Vải chiffon có nhiều mức giá khác nhau

Vải chiffon có nguồn gốc Trung Quốc có giá khá rẻ bán rất nhiều trên Shopee, Lazada giá chỉ từ 25.000đ đến 50.000đ/ mét

Còn vải chiffon cao cấp như Chiffon lụa giá giá từ 100.000đ/mét

Vải chiffon nhập khẩu từ Nhật có giá khá cao từ 140.000đ/mét

Làm sao để bảo quản và vệ sinh giúp tăng tuổi thọ vải chiffon?

Bạn cần lưu ý những điều sau đây để bảo quản vải nhé

  • Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Khi giặt vải hạn chế dùng chất giặt có tính tẩy rửa mạnh
  • Không để vải ngâm quá lâu trong nước hoặc hóa chất giặt
  • Tuyệt đối không giặt vải chiffon bằng nước nóng, nhiệt độ đề xuất là 4.5 độ C
  • Nhẹ nhàng trong quá trình vệ sinh và sử dụng vải
  • Lộn mặt trái vải khi sử dụng và dùng túi giặt chuyên dụng nếu giặt máy
  • Dùng baking soda và giấm ăn để tẩy vết bẩn cứng đầu trên bề mặt vải
  • Nên phơi chất liệu chiffon ở nơi có ánh nắng nhẹ, có bóng râm, khô ráo và thoáng mát, nên giữ mặt vải phẳng khi phơi
  • Vì vải khá mỏng nên hạn chế tiếp xúc với những vật sắc nhọn

 Trên đây là một số khám phá mà đồng phục Tiến Bảo tìm ra được về chất liệu vải chiffon, nếu bạn có thêm những thông tin kiến thức nào mới hãy bình luận dưới bài đăng này nhé!

 >>>> Các bạn cũng có thể tham khảo thêm vải may áo sơ mi, vải may váy phổ biến khác ngoài vải chiffon tại đây nhé: vải lanh, vải kate, vải bamboo, vải modal, vải thô, vải viscose, vải gấm, vải satin, vải lụa, vải phi bóng, vải rayon, vải đũi

 

Comments are closed.