Bảng Màu Các Loại Vải May Đồng Phục Phổ Biến Hiện Nay

Dưới đây là bảng màu các loại vải 2024 mới nhất mà Tiến Bảo mang đến cho bạn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau, cùng với mỗi loại vải chúng ta cũng sẽ tìm được những màu sắc yêu thích và phù hợp nhất để may cho mình những bộ trang phục ưng ý nhất.

Tầm quan trọng của bảng màu vải khi chọn màu đồng phục

Giúp khách có thể kiểm tra màu sắc vải trước khi lựa chọn may đồng phục

Hiện nay, có hàng triệu màu sắc trên thế giới mà chúng ta không thể biết hết được. Chính vì vậy, thông qua bảng màu vải, khách hàng sẽ dễ dàng hơn khi chọn màu vải để may trang phục cho mình. Ngoài việc khách hàng không kiểm tra được màu sắc của đồng phục thì việc lựa chọn màu mà không có bảng màu sắc chuẩn sẽ khiến xưởng may sẽ không may được những chiếc áo đồng phục phù hợp với yêu cầu của bạn được

Lựa chọn đúng màu vải theo logo và thương hiệu công ty mình

Một màu sắc đẹp và bắt mắt sẽ tạo nên tính thẩm mĩ cho chiếc áo đồng phục cũng như tạo nên ấn tượng ban đầu. Đồng thời, màu sắc áo đồng phục doanh nghiệp còn chứa đựng hình ảnh của thương hiệu doanh nghiệp đó.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều doanh nghiệp thành công và để lại ấn tượng rất lớn với khách hàng chỉ từ những bộ đồng phục. Việc lựa chọn màu sắc đúng với màu logo và màu sắc của thương hiệu, điều này sẽ giúp hoàn thiện bộ nhận diện của công ty đồng thời giúp quảng bá hình ảnh và tên tuổi của công ty một cách rộng rãi và tinh tế.

Nếu hình ảnh và logo của các bạn có tông màu tối thì nên chọn màu phối hợp là: màu vàng, trắng, xanh (xanh nước biển, xanh lá cây, màu xanh cốm), vàng hoặc là hồng nhạt. Nếu hình ảnh và logo của các bạn có tông màu sáng thì có thể lựa chọn màu kết hợp là các màu sắc: đem, xanh (xanh coban, xanh đen, xanh đậm), đỏ, đỏ đô, hồng cánh sen hoặc màu cam đậm… sự kết hợp này sẽ mang đến vẻ hoàn hảo cho màu áo đồng phục công ty của các bạn đấy nhé. Thế mới thấy được màu sắc có ý nghĩa quan trọng như thế nào đến việc tạo dấu ấn và phát triển hình ảnh của thương hiệu đó.

Bảng màu vải thun

Bảng màu vải thun trơn cotton 100%

Dưới đây là bảng màu vải cotton (bảng màu vải cotton 100)

Vải thun trơn cotton 4 chiều

Bảng màu vải thun lạnh cotton 100%

Dưới đây là bảng màu vải thun (bảng màu vải cotton lạnh)

bảng màu vải thun cotton 100% trơn

Bảng màu vải thun cá sấu cotton 100%

Dưới đây là bảng màu vải thun cá sấu

Bảng màu vải thun cá sấu cotton 100%

Bảng màu vải thun cá sấu PE

 

bảng mùa avri thun cá sấu PE

Bảng màu vải thun trơn 65/35

Bảng màu vải thun trơn 65/35

Bảng màu vải thun cá sấu 65/35

bảng màu vải thun cá sấiu

Bảng màu vải Kate Ý trơn

Bảng màu vải Kate Ý

Bảng màu vải Kate Mỹ trơn

Dưới đây là bảng màu vải kate

Bảng màu vải kate Mỹ

Bảng màu vải Kate ford trơn

Bảng màu vải kate Ford

Bảng màu vải Kate sọc

Bảng màu vải kate sọc

Bảng màu vải thun Poly Thái (Thun Thái)

Vải poly Thái ( Thun Thái )

Bảng màu vải polyester

Dưới đây là bảng màu vải polyester

bảng màu vải thun PE

Bảng màu vải thun mè

Dưới đây là bảng màu vải thun mè

Bảng màu vải thun mè

Bảng màu vải tuyết mưa

Dưới đây là bảng màu vải tuyết mưa

Bảng màu vải tuyết mưa

Bảng màu vải đũi

Dưới đây là bảng màu vải đũi

Bảng màu vải đũi

Một số gam màu chính của bảng màu vải

Trong bảng màu các loại vải chúng ta đều sẽ tìm được những gam màu chính sau:

  • Màu nóng: Đại diện của gam màu này là sắc đỏ, vàng, và tím. Gam màu nóng thể hiện sự mạnh mẽ, sức thu hút cao và có tác động trực tiếp đến thần kinh của người nhìn. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp áp dụng gam màu nóng cho đồng phục của mình để quảng bá thương hiệu nhanh hơn.
  • Màu lạnh: Gam màu này bao gồm những màu sắc thuần túy như xanh dương, trắng,… tạo cảm giác tươi mát, trái ngược lại với gam màu nóng. Vì vậy, tông màu này thường được sử dụng cho các mẫu áo đồng phục đi biển vào ngày hè oi bức.
  • Màu sáng: Với sự pha trộn của sắc đỏ, lục lam, vàng nhạt ở các sắc độ khác nhau, những gam màu sáng vẫn khiến cho người nhìn cảm thấy dịu mát, thư thái.
  • Màu sậm: Bởi vì ẩn chứa sắc đen, nền gam màu này rất hay được dùng trong quân đội, hội nghị… để thêm phần trang nghiêm.

Cách lựa chọn bảng màu vải chuẩn nhất dựa theo chất liệu vải

Bảng màu vải dành cho vải Kate

Có nhiều loại kate như kate Ford, kate Silk, kate Mỹ, Kate Nhật ….Mỗi loại vải Kate lại có một bảng màu khác nhau vì thế khi chọn may loại vải nào thì yêu cầu cung cấp đúng bảng màu của loạivải mình muốn may nhé

Bảng màu vải cotton 100%

Hầu hết bảng màu các loại vải Cotton đều có màu sắc gần như tương tư nhau chỉ khác nhau một số màu nhất định. Khi lựa chọn màu sắc cần phải để ý đến cả chất lượng của vải xem vải có bị ra màu trong quá trình sử dụng hay không.

Bảng màu vải cotton thun lạnh 65/35

Vải thun lạnh 65/35 cũng là một phần của vải Cotton vì có tới 65% là vải cotton trong đó. Vì bảng màu vải của hai loại này cũng có rất nhiều màu tương tự như nhau.  Chúng chỉ khác nhau về tính chất trong quá trình sử dụng. Vì có thêm 35% sợi tổng hợp nên khả năng thấm hút của vải không thể so với loại 100% làm từ sợi tự nhiên được.

Cách phân biệt các loại vải 2021

Nhìn trực quan các loại vải

Đây là phương thức đầu tiên và phổ biến nhất đối với dân trong nghề, đối với những người có kinh nghiệm về may mặc nói chung và may áo thun nói riêng thì chỉ cần trực tiếp mặt vải là đã có thể phân biệt được vải thun cotton và vải thun PE.

Đối với những người làm lâu năm thì chỉ cần sơ qua là cũng đủ để nói chính xác đó là loại vải thun gì, mức giá và chất lượng ra sao. Điều này thì tương đối khó đối với các khách hàng không am hiểu về vải vóc và may mặc nhưng tựu chung lại thì chúng ta có các quy tắc cơ bản sau đây có thể giúp phân biệt được vải thun khi nhìn trực tiếp.

  •  Vải thun cotton: Mặt vải không có độ bóng, màu vải trầm không sáng, có độ thô và có xù lông nhẹ nếu nhìn kĩ mới thấy được.
  • Vải thun PE: Hoàn toàn ngược với vải cotton, khi nhìn vải thun PE chúng ta có thấy độ bóng của mặt vải, chất vải láng, màu vải sáng tươi, các sợi vải có độ đều cao dường như xếp song song với nhau, thớ vải không có xù lông.

Phương pháp kiểm tra bằng tay

Đây cũng là phương pháp rất phổ biến, có thể giúp phân biệt chất liệu vải thun dễ hơn phương pháp nhìn. Đối với người không có kinh nghiệm về vải thun thì đây là phương pháp lý tường nhất, có thể dễ dàng áp dụng mà không đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm.

Các quy tắc được áp dụng trong phương pháp sờ vải để phân loại thì rất đơn giản như sau.

  • Vải thun cotton: Khi dùng tay sờ lên mặt vải thì có cảm giác mát tay rất đặc trưng, chất vải mềm, nhăn nhiều khi vò. Nếu ta có thể lấy một sợi vải kéo đứt thì chỗ đứt không gọn. Khi ta dùng lực kéo mãnh vải thì thấy vải có độ co giãn cao.
  • Vải thun PE: Ngược lại với vải cotton, ta không có cảm giác mát tay khi sờ lên chất vải. Khi vò nhẹ thì hầu như không nhàu, vò mạnh vải cũng nhàu rất ít. Dùng lực kéo mảnh vải thì thấy độ co giãn kém.

Phương pháp đốt

Hay còn gọi là phương pháp nhiệt học, cách kiểm tra này thì thường rất ít được áp dụng vì thông thường ta có thể phân biệt được loại vải dễ dàng bằng hai phương pháp ở trên. Đây là phương pháp dành cho những khách hàng không thể phân biệt rõ bằng nhìn và sở vải. Nó cũng là phương pháp chính xác nhất dùng để kiểm tra trong những trường hợp gặp khó khăn khi xác định.

Quy tắc tổng quan nhất đó là vải càng có thành phần cotton (sợi bông) cao thì bắt cháy càng mạnh, tro vải càng mịn và dễ tan.  Ngược lại vải có thành phần PE cao thì bắt lửa yếu, chất vải khó cháy, khi cháy thì không có tro mà vón cục lại như khi đốt nhựa, ngoài ra chúng ta có thể ngửi thấy mùi khét của nhựa cháy khi đốt vải PE.

  • Vải thun 100% cotton: Vải bắt lửa rất ngọt, cháy rất nhanh khi đốt, giống như là đang đốt giấy vì có mùi như giấy cháy, tro vải có màu xám, tan ra dễ dàng và không bị vón cục.
  • Vải thun 65/35: Vải bắt lửa tốt, cháy nhanh, khi cháy có chút mùi nhựa, tro tan nhanh, ít bị vón cục.
  • Vải thun 35/65: Bắt lửa khá kém, cháy chậm, có chút mùi nhựa tương đối rõ khi cháy. Vải cháy xong bị vón thành cục nhỏ không tan hết khi bóp nhưng vẫn thấy có một ít tro.
  • Vải thun PE: Bắt lửa kém nhất, cháy chậm, không cháy ngay mà xoắn vào thành cục và có mùi khét của cao su như khi đốt nhựa, ngọn lửa cháy nhấp nhô dễ tắt. Vải cháy xong không có tàn tro mà mà vón thành cục lớn, rất cứng, bóp không tan.

Phương pháp làm ướt vải

Đây cũng là một cách thức đơn giản có thể làm bởi người không chuyên nhưng thường cũng ít được áp dụng trong thực tế.  Để có thể nhận biết được chất vải có thành phần cotton cao hay thấp thì làm ướt vải bằng nước để xem tính háo nước của vải ra sao là cách làm rất có cơ sở khoa học vì thành phần vải cotton chính sợi bông thiên nhiên mà sợi bông thì có tính háo nước rất cao nên vải cotton thường hút nước rất nhanh, khi ta nhỏ nước lên mặt vải thì diện ướt mau chóng loang rộng diện tích ra xung quanh.

Ngược lại với vải có thành phần PE cao, là sợi vải có nguồn gốc nhân tạo từ dầu mỏ và than đá nên sợi vải sẽ không háo nước, do đó khi ta làm ướt vải bằng nước thì vải thấm nước chậm, diện ướt không lan rộng. Sau đây là mô tả chi tiết từng loại vải khi được kiểm tra bằng phương pháp làm ướt vải.

  • Vải thun 100% cotton: Vải sẽ thấm nước rất nhanh, diện tích loang nước rộng.
  • Vải thun 65/35: Vải thấm nước nhanh nhưng không bằng vải cotton 100%.
  • Vải thun 35/65: Vải thấm nước chậm, cảm giác hút nước kém.
  • Vải thun PE: Vải thấm nước rất chậm, cảm giác như vải không thấm nước, diện ướt không lan rộng.

15 Loại vải thông dụng hay sử dụng may đồng phục

Dưới đây là tổng hợp 1 số các loại vải thông dụng thường dùng để may đồng phục

Vải cotton : Cotton là chất liệu được sử dụng phổ biến hiện nay. Vải cotton được dệt từ sợi vải tổng hợp. Loại sợi này được tạo thành từ bông vải kết hợp với các thành phần hóa học khác. Vải cotton khi được sử dụng làm quần áo tạo sự thoải mái cho người mặc. Ưu điểm của loại vải này là có độ co giãn tốt, tính thấm hút mồ hôi.

Vải voan: Vải voan là có nguồn gốc từ sợi nhân tạo. Là một loại vải khá mỏng, có độ mềm mại, nhẹ nhàng. Những sản phẩm được may từ vải voan tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc. Chúng ta cũng sẽ dễ dàng tìm được bảng màu vải voan để lựa chọn màu vải.

Vải kaki: Tên gọi “Kaki” bắt nguồn từ khi loại vải này được sử dụng để may đồng phục quân đội. Kaki được làm từ sợi cotton hoặc sợi vải tổng hợp dệt chéo. Vải Kaki được biết đến là loại vải rất nhẹ, có độ bền cao được tạo nên bởi sợi cotton hoặc sợi vải tổng hợp dệt chéo và thường có màu nâu sáng hơn các loại vải khác.

Vải len: Len được tạo từ các sợi có nguồn gốc chủ yếu từ lông động vật như dê, cừu, lạc đà.. Bên cạnh đó còn có một số loại sợi len được làm từ sợi tổng hợp nhân tạo. Vải len có đặc điểm giữ ấm tốt nên thường được sử dụng làm trang phục cho mùa đông

Vải nỉ: Vải nỉ là loại vải được dệt từ sợi nhân tạo, mỏng, rất mềm và mịn. Nỉ chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa loại vải và len sợi. Vải nỉ thường được sử dụng để may quần áo mùa đông, lót nệm, thảm,….

Vải Jeans: Jeans bắt đầu xuất hiện vào năm 1873 bởi hai nhà nghiên cứu người Ý Levis Strauss và Jacob Davis. Đây là loại vải may mặc phổ biến hiện nay. Loại vải này có độ bền khá cao, phù hợp với nhiều mọi người.

Vải kate: Kate được dệt chủ yếu từ sợi vải TC. Loại sợi này được tạo thành từ sợi vải cotton và sợi polyester.

Vải lanh: Lanh là loại vải được dệt từ sợi của cây lanh, vải mềm, nhẹ. Để tạo ra một tấm vải lanh phải trải qua quá trình sản xuất phức tạp và tốn nhiều công sức. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hiện nay đã có nhiều loại vải lanh được dệt từ sợi nhân tạo.

Vải đũi: Vải đũi được dệt chủ yếu được dệt từ đũi tằm hay còn gọi là lụa thô. Loại vải này có đặc điểm là rất xốp, nhẹ và mát đem đến khả năng thấm hút cực kỳ hiệu quả.

Vải lụa: Vải lụa được dệt từ sợi tơ tằm, xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc. Để có một tấm lụa đẹp phải trải qua quá trình sản xuất công phu và rất phức tạp. Thời xưa, lụa chỉ được sử dụng trong hoàng cung và những nhà quý tộc giàu có.

Vải ren: Ren được làm từ những sợi cotton, linen, lụa, chỉ vàng hoặc chỉ bạc. Vải ren là loại vải có nhiều hoa văn được tạo từ các khoảng trống.

Vải thô (vải canvas) : Vải canvas là loại vải được dệt từ cây gai dầu. Có đặc điểm là sợi vải được dệt ngang dưới dạng lưới, thô. Vải khá bền chắc, ít thấm nước, co giãn 4 chiều.

Vải PE: Vải PE có tên gọi nữ là vải hay còn gọi là vải polyester được dệt từ sợi tổng hợp có hai thành phần chính là acid và rượu công nghiệp.

Vải nylon: Vải nylon hay còn gọi là vải polyamide là loại vải nhân tạo được dệt từ sợi có chất là một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu thô.

Vải chiffon: Vải chiffon được làm từ sợi polyester, có bảng màu đa dạng. Đặc điểm của loại vải này là mỏng nhẹ. Loại vải này thường dùng để may các loại áo sơ mi, váy. Để những trang phục may từ vải chiffon bền màu thì không nên giặt bằng chất tẩy rửa mạnh.

Gợi ý cách chọn và phối màu áo đồng phục đẹp theo bảng màu vải

Dưới đây là một số cách phối màu quần áo theo bảng màu mà bạn cần biết:

Phối quần áo theo nguyên tắc mix màu tương phản

Trên bánh xe màu sắc thì những cặp màu sắc đối diện nhau được gọi là màu tương phản. Những màu này khi được kết hợp với nhau sẽ đem lại cho bạn một tổng thể nổi bật. Bên cạnh đó những màu sắc tương phản này còn bổ sung cho nhau làm tổng thể trang phục hài hòa hơn. Đây là một lựa chọn cực kỳ ổn cho những cô nàng nhí nhảnh,cá tính và yêu thích những màu sắc sặc sỡ.

Phối quần áo theo nguyên tắc mix màu liền kề

Những cặp màu nằm kề nhau là một lựa chọn an toàn khi bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc phối màu quần áo. Bởi vì những màu này nằm cạnh nhau nên chúng có sắc thái gần giống nhau, tạo nên sự tương đồng cho từng phần của set đồ.

Nguyên tắc phối màu quần áo đơn sắc. Tên gọi khác của cách phối màu này là phối tông xoẹt tông hay ton sur ton trong bảng màu sắc – một từ ngữ hết sức quen thuộc với các tín đồ mộ điệu. Nguyên tắc phối màu quần áo này phù hợp với mọi đối tượng.  Nếu bạn có vóc dáng hơi mũm mĩm thì một bộ trang phục màu sẫm như đen, nâu, xám từ trên xuống dưới là lựa chọn hết sức phù hợp. Lựa chọn này sẽ giúp bạn che được những khuyết điểm của cơ thể.

Phối quần áo theo gam màu trung tính

Ngày nay, xu hướng “simple is the best“ là cách phối màu trung tính cho trang phục được rất nhiều bạn trẻ lẫn người trung niên lựa chọn. Bởi lẽ nguyên tắc phối màu quần áo này đã dễ mặc lại còn phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Những gam màu trung tính trong bảng màu được ưa chuộng là: xám, trắng, nâu, ghi,… Thường thì phương pháp phối giữa một màu trung tính sáng với một màu trung tính tối là một cách kết hợp khôn ngoan. Sự kết hợp này mang lại một bộ quần áo hài hòa và hết sức nổi bật.

Kết hợp gam màu nóng và lạnh

Nếu mặc tông màu nóng mang lại một cảm giác ấm áp cho người đối diện thì mặc tông màu lạnh mang lại một cảm giác hoàn toàn khác. Mặc tông màu lạnh tạo sự mát mẻ cho người mặc lẫn người nhìn.

Tham khảo thêm >>>> cách chọn vải may đồng phục

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Văn Tiến

Founder và CEO của Tiến Bảo Uniform. Ông tốt nghiệp chuyên ngành may thời trang của Đại học Công Nghiệp TPHCM và quản trị kinh doanh trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Sau khi ra trường ông làm việc cho các công ty chuyên về may mặc hàng xuất khẩu như công ty Liên doanh Vĩnh Hưng chuyên may thời trang xuất đi Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Năm 2013, ông thành lập Công Ty TNHH May & TM Tiến Bảo và bắt đầu cung cấp các dịch vụ may đồng phục trong và ngoài nước.

Bài Viết Liên Quan

Vải tuytsi là vải gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của vải

Vải Tuytsi chuyên dùng để may áo vest thời trang, đồng phục spa và các

Vải Cát Hàn là gì? Phân loại và ứng dụng của vải

Thị trường may mặc hiện nay đang có những bước tiến lớn về cả chất

Vải polyester Là Gì? 5 Điều Cần Biết Về Vải Polyester

Nhắc đến những chất liệu cao cấp khi may trang phục nhiều người sẽ tự

4567+ Câu Slogan Hay, Ý Nghĩa Nhất Cho Cá Nhân / Doanh Nghiệp

Slogan hay đang là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều do nhu cầu may

Vải wool (len) là gì? Đặc điểm và phân loại vải wool

Vải wool đang là loại vải phổ thông nhất trong nhiều năm qua. Với các

[Tổng hợp] 7 loại vải may váy phổ biến nhất hiện nay

Vải may váy là một trong những từ khóa được phái nữ tìm kiếm rất

Vải spandex và 5+ bước dệt ra vải spandex hiện nay

Vải spandex là một trong những chất liệu được lòng rất nhiều người tiêu dùng.

Khám phá vải đũi – với 7 loại vải được yêu thích nhất

Vải đũi là một chất liệu rất được yêu thích bởi nhiều đối tượng khách

Vải kaki là gì? 4 loại vải kaki phổ biến hiện nay

Một trong những cái tên sáng giá trong lĩnh vực may mặc không thể không

Vải kate Ford là gì? Ưu, nhược điểm và phân loại vải kate ford

Áo sơ mi là một item không thể bỏ qua đối với những người làm

Vải thun mè là gì? Ưu điểm và cách phân loại thun mè

Trong các loại chất liệu, vải thun mè là loại được sử dụng khá phổ

Vải Suýt là vải gì? Vải Suýt có phù hợp để may áo khoác không?

Bạn muốn may áo gió đồng phục nhưng không biết nên lựa chọn chất liệu

Vải phi bóng là gì? Đặc điểm, phân loại vải phi bóng

Vải phi bóng – một loại vải được rất nhiều tầng lớp quý tộc xưa

Vải Satin là gì? Tất cả các thông tin cần biết về vải Satin

Vải Satin từ trước tới nay luôn được ưa chuộng để may quần áo, đồng

Vải nylon là gì? Những thông tin cần biết về vải nylon

Vải Nylon hay còn gọi là vải Polyamide là loại vải nhân tạo được ứng

Vải Umi Là Vải Gì? Ứng Dụng Của Vải Umi Trong Đời Sống

Vải Umi là gì? Vì sao vải Umi có thể thay thế vải lụa tơ

[Tổng Hợp] 4 loại vải may đồng phục mầm non đẹp được ưa chuộng nhất

Vải may đồng phục mầm non có thể nói là loại vải được người tiêu

“Bắt Trend” Áo Thun Phối Họa Tiết Giống Trang Phục Của Sư Thích Minh Tuệ

Hiện nay trên các trang mạng thông tin đại chúng, cụm từ “Sư Thích Minh

May Áo Sơ Mi Đồng Phục Văn Phòng Giá Re Chất Lượng

Từ khi ra đời đến nay, áo sơ mi chiếm được cảm tình của đông

[Hướng Dẫn] Cách Chọn Vải May Đồng Phục Đẹp Cho Bạn

Khi lựa chọn may đồng phục, chúng ta cần lưu ý lựa chọn vải may

Vải đũi là gì? Top 7 loại vải đũi may quần áo hiện nay

Vải đũi là một chất liệu rất được yêu thích bởi nhiều đối tượng khách

Vải kate là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng vải kate

Nhắc đến những chất liệu được sử dụng nhiều trong ngành may mặc người ta

Vải kaki liên doanh là gì? Ưu điểm và ứng dụng của vải

Vải kaki liên doanh là chất liệu được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc

Vải cotton là gì? Ưu, nhược điểm và phân loại vải cotton

Có thể nói vải cotton là một trong những loại vải phổ biến bậc nhất

8 loại vải may tạp dề phổ biến nhất hiện nay

Vải may tạp dề hiện nay đang được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm

Vải kaki PE là gì? Ưu điểm và ứng dụng của vải Kaki PE

Vải kaki được nhiều người ưa chuộng trong may mặc trang phục. Vải kaki cũng

Vải thun cá sấu là? Những thông tin cần biết về loại vải này

Vải thun cá sấu từ lâu đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt.

Các mẫu đồng phục tập đoàn lớn đẹp nhất 2024 dành cho bạn

Hãy cùng chúng tôi điểm qua các mẫu đồng phục tập đoàn lớn được đầu

Vải Lanh là gì? Ưu điểm và ứng dụng của vải

Vải Lanh được nhiều người yêu thích và sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng

Vải thun thái là gì? Ưu, nhược điểm và phân loại

Vải thun thái  đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người dân Châu

Bình luận đã được đóng lại.