Các loại vải thông dụng trong may đồng phục và thời trang

3.7/5 - (3 bình chọn)

Khi khoa học – công nghệ – kỹ thuật ngày một phát triển thì ngành may mặc cũng không ngoại lệ, lĩnh vực này cũng ghi nhận sự gia tăng về các loại vải thông dụng dùng để may trên thị trường. Chưa có khi nào mà các loại vải may mặc đa dạng và phong phú như hiện nay, tất cả đều là để đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng.

Nhưng mỗi người mỗi sở thích, mỗi quốc gia có mỗi khí hậu khác nhau nên sẽ có những loại vải phù hợp khác nhau. Song, đối với Việt Nam – đất nước với miền khí hậu nhiệt đới thì dưới đây là 6 loại vải may “ai cũng biết”. Hãy cùng đồng phục Tiến Bảo tìm hiểu xem chúng là gì và có ứng dụng ra sao nhé!

6 loại về các loại vải thông dụng bậc nhất trên thị trường hiện nay

Như đã nói ở trên, đứng trước tốc độ phát triển không ngừng nghỉ của lĩnh vực may mặc mà hiện nay có rất nhiều loại vải ra đời. Tuy nhiên, đối với người Việt thì hầu như ai cũng biết hoặc ít nhất cũng đã từng nghe qua đến những cái tên nhu: vải cotton, vải jeans, vải kaki, vải kate, vải tuyết mưa, vải lụa,…

Vậy đây là những loại vải có đặc tính như thế nào? Có ứng dụng gì trong đời sống? Liệu chúng có phù hợp với bạn không? Dưới đây là đáp án dành cho bạn

Chất liệu vải cotton

Có thể nói, đây là một chất liệu cực kỳ, cực kỳ quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam đúng không? Với khí hậu đa phần nóng, người Việt thường ưa chuộng những loại vải mang lại sự thoải mái, thông thoáng cao. Hãy cùng tìm hiểu qua vải cotton nhé!

Các loại vải cotton

Các loại vải cotton

Đặc điểm của vải cotton

Vải cotton hầu như chẳng còn mấy xa lạ, bạn có thể bắt gặp nó ở bất kì đâu, trong tủ đồ của bất kì người nào. Nói như thế cũng đủ hiểu sự rộng khắp của chất liệu này. Không đi xa nữa, bạn cần biết đây là loại vải gì nhé! Nó chính là một chất liệu được làm từ những sợi bông nguyên chất đến từ thiên nhiên.

Vì đây là một chất liệu được rất nhiều người yêu thích nên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại cotton khác nhau như: vải cotton 100%, vải cotton 65/35, vải cotton 35/65,…

  • Ưu điểm: vải cotton nổi bật với độ thấm hút cao, có độ co giãn nhất định, mình vải mặc lên thông thoáng, mát mẻ, độ bền được đánh giá cao, bảng màu cực kì đa dạng lại bền màu với thời gian, với thành phần từ thiên nhiên nên vải rất an toàn với làn da người mặc đồng thời rất thân thiện với môi trường….
  • Nhược điểm: vải có thành phần cotton càng nhiều thì càng dễ nhăn và giá thành càng cao …

Ứng dụng của vải cotton

Với hàng loạt những đặc tính ưu việt của nó thì việc vải cotton góp mặt trong nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau cũng là điều dễ hiểu, song nổi bật nhất là hai lĩnh vực dưới đây:

  • Lĩnh vực thời trang – may mặc: may được rất nhiều loại đồng phục, áo thun đồng phục, may đồ trẻ sơ sinh, may tạp dề,…
  • Lĩnh vực nội thất – gia dụng: may khăn trải bàn, vỏ bọc chăn ga, gối nệm….

Chất liệu vải jeans

Đi dọc khắp Việt Nam chắc sẽ ít ai là không biết đến chất liệu vải jeans bởi nó đã quá đỗi quen thuộc với mọi người dân ở mọi miền đất nước. Không chỉ mỗi Việt Nam mà trên toàn thế giới hầu như ai cũng biết đến chất liệu thần thánh này, được mệnh danh là “ông hoàng” trong làng vải bởi chúng có khả năng may được nhiều kiểu trang phục khác nhau phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng

Các loại vải jean

Các loại vải jean

Đặc điểm của vải jeans

  • Ưu điểm: độ bền được đánh giá cực kì cao, mang đến những thiết kế với vẻ ngoài thời thượng, cá tính, chất liệu có độ dày nhất định, màu sắc khá đa dạng, chất liệu dễ sử dụng, dễ bảo quản và vệ sinh…
  • Nhược điểm: đôi khi quá dày dẫn đến khó chịu khi mặt, độ co giãn không được cao, dễ bạc màu nếu nhuộm không chuẩn hoặc giặt không đúng cách…

Ứng dụng của vải jeans

Với hàng loạt những đặc tính ưu việt của nó thì việc vải jean góp mặt trong nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau cũng là điều dễ hiểu, song nổi bật nhất là hai lĩnh vực dưới đây:

  • Lĩnh vực thời trang – may mặc: may đồng phục tạp dề, may quần jeans, may áo khoác jeans, áo sơ mi jeans, chân váy jeans, đầm jeans, mũ nón jeans, túi ví jeans, giày jeans…
  • Lĩnh vực nội thất – gia dụng:  vỏ bọc gối trang trí, vỏ bọc sofa, vỏ bọc ghế ngồi,…
  • Ngoài ra khi không sử dụng, người ta có thể tái chế vải jeans thành những món đồ khác như bì sổ tay, ốp lưng, cài tóc, túi ví jeans homemade….

Chất liệu vải kaki

Không kém cạnh jean, vải kaki cũng được rất nhiều người biết tới bởi hàng loạt những đặc tính của mình

Các loại vải kaki

Các loại vải kaki

Đặc điểm của vải kaki

  • Ưu điểm: may được nhiều loại trang phục, độ bền cao, mình vải đanh, không xù lông, không nhăn hoặc ít nhăn trong quá trình sử dụng, dễ chịu khi mặc,…
  • Nhược điểm: độ co giãn không được cao, thành phần cotton càng nhiều vải càng đắt tiền

Ứng dụng của vải kaki

Vải kaki được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng nổi bật là hai lĩnh vực dưới đây:

  • Lĩnh vực thời trang – may mặc: may đồng phục bảo hộ, quần tây, trang phục công sở, áo khoác vải kaki, vest, túi ví, mũ nón…
  • Lĩnh vực nội thất – gia dụng:  vỏ bọc gối trang trí, vỏ bọc sofa,…

Chất liệu vải lụa

Vải lụa thì khỏi phải nói, với bề dày lịch sử, ít ai mà chưa từng nghe tới lụa, được mệnh danh là nàng thơ trong làng vải. Hiện nay có nhiều loại lụa khác nhau như: lụa tơ tằm, lụa satin, lụa cotton, lụa cát, lụa gấm…

Các loại vải lụa

Các loại vải lụa

Đặc điểm của vải lụa

  • Ưu điểm: mình vải cực kì đẹp và mịn màng, óng ả, vải có khả năng điều hòa nhiệt độ, khả năng thấm hút tốt, an toàn với làn da và thân thiện với môi trường…
  • Nhược điểm: giá thành đắt đỏ, độ co giãn không cao, dễ hư bởi côn trùng…

Ứng dụng của vải lụa

  • Lĩnh vực thời trang – may mặc: may được cực kì nhiều trang phục được phái nữ yêu thích như đầm, váy, áo sơ mi, khăn choàng, đồ lót…
  • Lĩnh vực nội thất – gia dụng: may chăn ga, gối nệm, rèm cửa, khăn trải bàn,…
  • Lĩnh vực khác: lớp cách điện, bọc dây của các máy phát điện, lót bao lớp máy bay, dệt vải dù, áo chống độc, bao đựng thuốc nổ, làm chỉ khâu y tế,…

Chất liệu vải kate

Không còn xa lạ gì với cái tên chất liệu này trong làng may mặc, một chất liệu tổng hợp từ cotton và polyester chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu dùng

Các loại vải kate

Các loại vải kate

Đặc điểm của vải kate

  • Ưu điểm: mềm mịn, có khả năng thấm hút tốt, độ bền cao, dễ bảo quản, an toàn với làn da, thân thiện với môi trường…
  • Nhược điểm: hiện nay trên thị trường có nhiều loại vải kate khác nhau như: kate silk, kate ford, kate polin, kate Hàn Quốc,… tùy vào thành phần pha trộn mà vải có những nhược điểm khác nhau

Ứng dụng của vải kate

  • Lĩnh vực thời trang – may mặc: Được dùng nhiều để may đồng phục học sinh, đồng phục áo sơ mi, quần tây, đồng phục PG, đồng phục bảo hộ lao động, đồng phục công nhân,…
  • Lĩnh vực nội thất – gia dụng: may vỏ chăn ga gối,…

Chất liệu vải tuyết mưa

Một chất liệu được ứng dụng nhiều không kém trong lĩnh vực thời trang chính là vải tuyết mưa, không chỉ có cái tên hay mà chất liệu còn nhận được sự yêu thích của rất nhiều người sử dụng

Đặc điểm của vải tuyết mưa

  • Ưu điểm: độ co giãn được đánh giá cao, có độ dày nhất định,  không bám lông, không bám bụi, có độ bền màu, ít nhăn, mặc được trong nhiều thời tiết, không sờn cũ, an toàn với làn da…
  • Nhược điểm: họa tiết, màu sắc kém đa dạng, giá thành khá cao…

Ứng dụng của vải tuyết mưa

Vải tuyết mưa với độ co giãn uyển chuyển nên thường được dùng trong lĩnh vực thời trang để may những loại trang phục như: đầm, váy, áo vest, quần tây… rất tôn dáng người mặc

Các loại vải thông dụng trong ngành may đồng phục 

Vải may áo thun:

  • Các loại vải thông dụng may áo thun cổ tròn đó là vải cotton 100% trơn, vải Su PE,vải tici trơn, vải thun lạnh, vải Modal
  • Các loại vải may áo thun có cổ phổ biến như vải thun cá sấu cotton 100%, vải thun cá sấu 65/35, vải thun cá sấu PE, vải thun mè, vải thun Thái ( hay còn gọi là vải Poly Thái ), vải thun cá mập, 

Vải may áo sơ mi: Đó là các loại vải kate thông dụng như kate Mỹ, kate Ý, kate Nhật, kate ford, kate silk, vải bam boo ( hay còn gọi là vải thun sợi tre ), 

Vải may áo hoodie: Thường các loại vải thun cotton pha, vải nỉ da cá, vải nỉ chân cua

Vải may đồng phục thể dục: Đó là các loại vải như cotton , vải thun trơn tici 65/35, vải sẹc xây, vải bóng cào, vải lycra

Vải may áo khoác gió: Đó là vải micro, vải tricot, vải nylon, vải poly

Vải may tạp dề: Đó là các loại vải như vải kaki, vải canvas, vải jean, vải thô, vải kate

Vải may vest: Đó là các loại vải như vải cashmere, vải tuystsi, vải tuyết mưa, vải cotton

Vải may đồng phục bảo hộ lao động: Đó là các loại vải như kaki Thành Công, vải kaki Nam Định, vải kaki Pangrim, vải kaki 65/35, vải kaki PE

Vải may váy: Đó là các loại vải như vải chiffon, vải lụa, vải gấm, vải satin, vải rayon, vải phi bóng, vải đũi,

Trên đây là các loại vải thông dụng trong ngành may mặc và may đồng phục và phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên toàn Thế Giới nói chung, hi vọng với những thông tin mà đồng phục Tiến Bảo mang lại sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có thêm những ý kiến nào khác hãy đóng góp dưới phần bình luận nhé!

—> Các bạn có thể tham khảo nhanh cách chọn vải may đồng phục đẹp, bảng màu may đồng phục 

 

Comments are closed.