Vải Lanh là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải Lanh

5/5 - (2 bình chọn)

Ngành công nghiệp vải được xem là ngành công nghiệp lâu đời trên thế giới. Hiện nay, nó càng ngày càng phát triển nhanh chóng với nhiều loại vải đa dạng khác nhau. Trong số đó, vải Lanh được nhiều người yêu thích và sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày, nhất là vào những mùa hè nắng nóng. Vậy vải Lanh là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải Lanh trong cuộc sống hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

Vải Lanh là gì? 

Vải Lanh là loại vải được làm chủ yếu từ vỏ, xơ và sợi của cây lanh thiên nhiên. Nó còn có tên gọi tiếng Anh là Linen. Trên thế giới, rất nhiều nước trồng và sản xuất vải lanh nhưng có lẽ ở Tây Âu là nơi có chất lượng vải lanh tốt nhất. Tuy nó có nhiều điểm giống với bông nhưng vải lanh thay vì được làm từ các quả nang mọc xung quanh bông thì nó được làm từ thân cây.

Sợi lanh là một loại sợi dạng vỏ, chiều dài trung bình khoảng 25 cho đến 150mm, đường kính khoảng 12μm đến 16 μm, được chia làm 2 loại sợi sơ ngắn được dùng cho vải thô và sợi sơ dài dùng cho các loại vải cao cấp.

Lịch sử hình thành của vải Lanh

Cây lanh được trồng nhiều để sản xuất vải ở vùng Lưỡng Hà thời cổ đại. Đa số những người dùng vải này là những người ở tầng lớp giàu có như tu sĩ. Còn ở Ai Cập cổ đại, vải Lanh được sử dụng để ướp xác và làm vải liệm. Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng để may các trang phục hằng ngày. Khi thời tiết nắng nóng, người ta thường mặc vải lanh màu trắng.

Từ thời xa xưa vải lanh đã được sử dụng để làm sách, trong đó tiêu biểu sách cổ Liber Linteus. Bên cạnh đó vải lanh còn dùng để làm cung tên, áo giáp, lá chắn trong chiến tranh. Vải lanh chiếm 25% trong nguyên liệu sản xuất tiền giấy. Váy được làm từ vải lanh đã xuất hiện từ 2800 trước công nguyên.

Hơn nữa, vải lanh đã được sử dụng làm khăn trải bàn, khăn trải giường và trang phục từ lâu. Gía của nó khá đắt so với các loại vải khác bởi vì cây lanh không chỉ khó trồng mà còn khó gia công. Bên cạnh đó, chỉ lanh không đàn hồi nên rất dễ bị đứt chỉ khi dệt không khéo léo. Vì vậy, việc sản xuất vải lanh khá tốn kém hơn so với các loại vải khác.

Vải Lanh là gì? 

Vải Lanh là gì? 

Quy trình sản xuất ra vải Lanh

Để sản xuất ra một tấm vải Lanh, chúng ta cần phải trải qua 5 bước cụ thể sau đây:   

  • Bước 1: Phải trồng và chăm sóc cây lanh thật tốt bởi. Vì chất lượng thành phẩm được làm từ sợi lạnh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện trồng cũng như kỹ thuật thu hoạch. Và để có những sợi lanh thật dài người ta thường nhổ cả cây hoặc cắt sát gốc cây. Sau đó, hạt giống sẽ được thu hoạch và đem đi tách ra bằng quá trình cơ học. Nó gọi là quá trình gợn sóng hoặc là sàng lọc.
  • Bước 2:  Giâm cây lanh để lấy phân xơ từ thân cây ra. Quá trình này sử dụng các loại vi khuẩn có ích để tự phân hủy Pectin để gắn kết các sợi với nhau. Việc sử dụng hóa chất giâm cây lanh để lấy sợi tơ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của sợi lanh cũng như vải. Vì vậy người ta thường chọn giâm tự nhiên ở trong các bồn, bể hoặc trực tiếp ngoài ruộng lanh.
  • Bước 3: Bước tiếp theo là quá trình đập. Quá trình này xảy ra ở hai thời điểm chủ yếu là tháng 8 và tháng 12. Quá trình này sẽ nghiền giữa hai con lăn bằng kim loại làm cho các bộ phận của thân cây được tách ra cho nên nó sẽ giúp loại bỏ được các phần gỗ của thân cây.
  • Bước 4: Sau đó, phần xơ lanh sẽ được tách riêng với các phần khác như hạt lanh, mạnh vụn hoặc là xơ ngắn được dành sử dụng với nhiều mục đích khác. Tiếp đến, chúng ta sẽ chải lanh, những sợi mềm, dai và dài sẽ được giữ ở lại. Còn những sợi ngắn sẽ bị loại bỏ.
  • Bước 5: Sau khi sợi lanh đã được tách ra và xử lý tốt, chúng ta sẽ đem nó đi xe thành những sợi chỉ dài, chắc chắn và dệt thành vải. Trước khi nhuộm hoặc in, tấm vải sẽ được tẩy trắng bằng hóa chất. Để tạo vải nhanh hơn và không sử dụng nhiều máy móc, người ta thường sử dụng phương pháp bông vải hóa. Tuy nhiên phương pháp này sẽ làm giảm chất lượng của sản phẩm. Vì thế mọi người nên cân nhắc khi sử dụng.

Quá trình dệt sợi lanh

Quá trình dệt sợi lanh

Đặc điểm và tính chất của vải Lanh

Vải lanh có những đặc điểm, tính chất riêng biệt mà các loại vải khác không có như:

  • Thứ nhất, khi tiếp xúc với vải Lanh có cảm giác mát, mịn, khi giặt cũng cảm giác mềm hơn so với nhiều loại vải khác.
  • Thứ hai, nó có độ bóng tự nhiên cao, màu sắc có thể thay đổi màu từ màu trắng ngà, nâu vàng, màu mộc và màu xám. 
  • Thứ ba, nó tạo cảm giác xoăn và nhám bởi tính chất dày và mỏng. Đặc biệt nó có thể thay đổi từ khô cứng đến mịn màng khi nhiệt độ thay đổi. Nó có khả năng hấp thụ nước giặt và xả vải nhanh chóng. Độ ẩm tối đa có thể đạt đến 20%, vì vậy khi mặc không gây ẩm ướt, dễ chịu.
  • Bên cạnh đó, vải Lanh rất bền và chắc, và khi ướt thì sợi vải của nó chắc chắn hơn. Đây cũng là một loại vải có thể chống lại được nhện và bọ mà không cần dùng hóa chất. Đồng thời, nó cũng chống được vết bẩn và bụi bám tốt. Sau khi giặt cũng không vị sờn hoặc xơ như các loại vải khác.
  • Tuy nhiên vải Lanh không có sự đàn hồi tốt và khả năng mài mòn kém. Nó rất dễ đứt khi giặt quá nhiều lần và gấp một chỗ liên tục. Hơn nữa, nó rất dễ nhăn khi sử dụng nên người dùng phải thường xuyên mất nhiều thời gian. Vải lanh dễ bị biến dạng hoặc hư hại khi sử dụng hóa chất để tẩy vải.

Ưu điểm và nhược điểm của vải Lanh

Vải lanh có một số ưu điểm và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm của vải lanh

  • Đem lại cảm giác mát, mịn màng khi sử dụng
  • Có độ bền cao
  • Thuận tiện khi sử dụng, có thể giặt tay hoặc giặt máy
  • Có độ bóng tự nhiên cao
  • Có khả năng thấm hút tốt
  • Phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi loại da
  • Không gây ô nhiễm, thân thiện với môi trường
  • Tạo được nhiều kiểu dáng, màu sắc

Nhược điểm của vải Lanh 

  • Dễ bị nhăn sau nhiều lần giặt, do đó phải ủi thường xuyên
  • Độ đàn hồi và co dãn kém
  • Các sợi lanh dễ bị đứt khi tiếp xúc quá nhiều hoặc bảo quản không tốt

Gối vải lanh

Gối vải lanh

Một số loại vải Lanh phổ biến trên thị trường

Vải Lanh là một loại vải được ưa chuộng và được mọi người chọn để làm trang phục hằng ngày rất nhiều, đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức. Và hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải Lanh. Sau đây, bài viết này sẽ đề cập một số loại phổ biến và được người dùng yêu thích nhất.

Vải Lanh bột

Loại vải Lanh này mềm mịn, có khả năng thấm hút nhanh, rất thích hợp cho người tiêu dùng chọn sử dụng vào những ngày hè nóng bức. Loại này mền, nhún có thể làm quần áo hoặc chăn, ga, gối đệm và rèm cửa. Vải có độ bóng tự nhiên và mềm mượt rất cao mà không phải loại vải nào cũng có được. Để nhận biết, người ta thường đem nó nhúng và ngâm nước, nếu vải không bị xù lông hoặc nhão thì đó là một loại vải tốt.

Vải được thiết kế đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng

Vải được thiết kế đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng

Vải lanh tưng

Ưu điểm của vải Lanh tưng là có tuổi thọ trung bình rất cao. Vì khi giặt các sợi vải liên kết với nhau chặt chẽ nên độ bền của vải được tăng lên. Đây được xem là loại lanh vải tốt nhất trong các loại. Độ bền cao, chất vải dày dặn và giữ màu rất lâu. Tuy nhiên, vải không có màu trắng tinh. Nguyên bản của nó là những màu như trắng ngà, nâu vàng, màu mộc hoặc có thể là màu xám.

Loại vải Lanh tốt nhất trong các dòng vải lanh

Loại vải Lanh tốt nhất trong các dòng vải lanh

Vải Lanh lụa

Ưu điểm của loại này là rất mềm mại và nhẹ, đem lại cảm giác thỏa mái và dễ chịu cho người mặc. Nó được lựa chọn nhiều sử dụng bởi khách hàng vào những ngày hè nóng bức. Bên cạnh đó, nó có khả năng thấm hút tốt, cho nên rất dễ khô. Tuy nhiên, loại này độ bền thấp, dễ bị rách khi sử dụng vài lần hoặc dễ bị bở rệt khi ngâm nước quá lâu.

Vải lanh lụa mang lại cảm giác mát mẻ và thoáng mát 

Vải lanh lụa mang lại cảm giác mát mẻ và thoáng mát 

Vải Lanh ướt

Nó sở hữu đầy đủ ưu điểm và nhược điểm của vải Lanh. Đây là loại vải được sử dụng làm rèm cửa, chăn ga gối đệm khá phổ biến vì nó ít hoa văn cầu kì.

Vải lanh ướt thường dùng để may ga giường, rèm cửa

Vải lanh ướt thường dùng để may ga giường, rèm cửa

Vải Lanh xước

Vải Lanh xước được dùng phổ biến hiện nay, nó còn có tên gọi là vải đũi. Với bề mặt dệt theo kiểu xước, đây là một điểm nhấn riêng biệt cho loại vải này.

Vải lanh xước

Vải lanh xước

Vải Lanh Nhật

Đây có lẽ là loại vải đắt nhất trong các loại vải bởi vì nó là loại vải dùng để thiết kế đẹp nhất thế giới. Và ngày nay nó được rất nhiều người thiết kế chọn sử dụng để thiết kế trang phục.

Loại vải khá phổ biến hiện nay

Loại vải khá phổ biến hiện nay

Vải Lanh Hàn

Loại này được mọi người chọn sử dụng khá phổ biến vì giá cả phải chăng, màu sắc nhã nhặn, thanh lịch. Người ta thường chọn loại vải này để may quần áo hoặc dùng để trang trí nội thất trong nhà.

Lanh Hàn có mức giá rẻ cùng với mức chất lượng tương xứng

Lanh Hàn có mức giá rẻ cùng với mức chất lượng tương xứng

Vải lanh dệt mỏng

Vải lanh dệt mỏng có khả năng thấm hút cao, nhưng lại có độ bền kém nhất do đó thường được sử dụng để làm băng vệ sinh, tã hay các loại vật dụng có thể tái sử dụng được.

Ứng dụng của vải Lanh trong cuộc sống hằng ngày

Vải Lanh được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thị trường thế giới hiện nay. Nó có rất nhiều công dụng như:

Dùng để làm đồng phục

Với ưu điểm mềm mại, thoáng mát, thích hợp để may các loại trang phục như: đầm suông vải linen, áo sơ mi hoặc áo dài. Ngoài ra, vải lanh có khả năng thấm hút cao, thích hợp may trang phục cho mùa hè và đồ bơi. Nó thường được sử dụng để làm đồng phục cho một số ngành nghề. Điển hình là spa- chăm sóc da, nghỉ dưỡng, resort, khách sạn… 

Dùng trong ngành thiết kế và nội thất

Trong ngành này, vải Lanh thường được sử dụng để làm những bao gối, chăn, ga, và rèm cửa. Vì có độ bền cao, khả năng thấm hút tốt và có bề mặt mềm mại do đó nó sẽ đem lại cho người tiêu dùng một giấc ngủ ngon và thỏa mái khi sử dụng may bằng vải lanh.

Ngoài phòng khách, người ta thường sử dụng vải lanh tưng để làm bọc sô pha cho phòng khách vì loại này độ đàn hồi tốt, không bị xù lông thích hợp để che phủ cho ghế sofa dài và rộng.

Dùng để trang trí nhà bếp

Với nhiều thiết kế đa dạng và nhiều loại vải Lanh, nó cũng được dùng trong việc sản xuất các dụng cụ thiết yếu cho nhà bếp như khăn trải bàn, khăn lau tay, khăn lau.

Cách bảo quản vải lanh đúng cách

Để sử dụng lâu dài và giữ gìn loại vải này, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Khi giặt không ngâm đồ quá lâu, sau khi giặt xong giũ nó thật mạnh và treo lên móc để nó khỏi bị nhăn và không có vết gấp.
  • Phơi đồ ở dưới bóng râm, thoáng mát, tránh ánh nắng mạnh từ phía mặt trời.
  • Khi ủi, chỉnh nhiệt độ khoảng 240 độ C.
  • Hạn chế dùng các chất hóa học mạnh như thuốc tẩy.
  • Nên giặt đồ bằng tay thay vì bằng máy, quần áo của bạn sẽ có tuổi thọ dài hơn.

Với nhiều điểm nổi bật, vải Lanh ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong việc may đồng phục thì nó thường chỉ phù hợp cho một số ngành nghề. Vì chất vải này khá nhăn, nhàu nên không đảm bảo tính lịch sự. 

>>>> Các bạn cũng có thể tham khảo thêm vải may áo sơ mi, vải may váy phổ biến khác ngoài vải gấm tại đây nhé: vải lụa, vải chiffon , vải satin, vải đũi, vải phi bóng, vải rayon, vải gấm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *