Những năm gần đây, ngành công nghiệp may mặc đang là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng với sự xuất hiện của nhiều loại vải khác nhau. Trong đó, vải Lycra được đánh giá là loại vải sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật và được yêu thích nhất hiện nay. Vậy vải Lycra là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải thun Lycra trong cuộc sống hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây của Đồng Phục Tiến Bảo sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết.
Tìm hiểu khái niệm vải Lycra
Lycra là tên của một loại vải được dệt thành từ nguyên liệu chính là các sợi thông thường kết hợp với sợi spandex. Điểm đặc biệt là của loại vải này là tỷ lệ sợi spandex khá cao, khoảng 30 – 40%. Nhờ vậy mà vải Lycra mang nhiều đặc tính nổi bật. Điển hình như có độ co giãn tốt, mỏng mịn và mềm mại. Không những thế, nó còn được đánh giá là có độ bền cao. Khả năng thấm hút mồ hôi của loại này cũng tương đối tốt.
Với những đặc điểm nói trên, vải Lycra đang ngày càng được sử dụng phổ biến trên thị trường. Đây được xem là loại vải chuyên dụng để sản xuất quần áo thể thao. Đặc biệt là những loại trang phục ôm sát cơ thể như đồ bơi, bale, yoga, tập gym,… Sử dụng vải Lycra giúp đem đến cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu trong suốt quá trình tập luyện.
Nguồn gốc ra đời của vải Lycra
Vải Lycar được làm từ sợi Spandex
Nhiều người vẫn thường mặc định rằng vải Lycra được tạo thành từ nguyên liệu chính là sợi Lycra. Tuy nhiên trên thực tế, sợi Lycra cũng là một trong những loại sợi Spandex. Loại sợi này được sản xuất và sử dụng bởi công ty Dupont, với tên khoa học là Polyurethane. Nhìn chung, sợi spandex (hay sợi elastan, sợi lycra) được xếp vào nhóm sợi tổng hợp. Đặc tính nổi trội của chúng là độ co giãn tốt, độ bền cao. Thậm chí khi được so sánh với cao su thiên nhiên, đặc điểm của loại sợi này còn được đánh giá là cao hơn rất nhiều.
Lịch sử hình thành vải Lycra
Từ trước đến nay, sợi spandex là tên gọi được sử dụng phổ biến ở Mỹ. Tại nhiều quốc gia khác như Brazil, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Úc thì gọi là Elastane hay Lycra.
Trong lịch sử, sợi spandex lần đầu tiên được phát minh ra vào năm 1958. Nó được phát minh bởi Joseph Shivers – một nhà hóa học dệt nổi tiếng người Mỹ sống tại West Chester. Tuy nhiên, mãi đến năm 1962, loại sợi này mới được nhiều người biết đến và được sử dụng rộng rãi trong may mặc.
Được biết, sợi spandex có khả năng kéo giãn chiều dài gấp 5 lần và nhanh chóng quay trở lại trạng thái ban đầu một cách dễ dàng. Từ đó, các công thức pha trộn sợi spandex để tạo thành vải may quần áo đã được tìm kiếm. Trong đó, vải Lycra được biết đến là một trong những sản phẩm nổi bật của sợi spandex.
Như vậy có thể thấy, sợi Lycra là một loại sợi được tạo thành bởi sợi spandex do Joseph Shivers phát minh. Theo đánh giá từ những chuyên gia may mặc, sợi Lycra có chất lượng tốt hơn các loại spandex thông thường khác. Đó là nhờ có cấu trúc hóa học đặc biệt. Sợi Lycra có khả năng chống nấm mốc và chống lại tác động của các vi khuẩn gây hại kể cả trong điều kiện nóng ẩm hay ẩm ướt.
Quy trình sản xuất ra vải Lycra
Trên thực tế, vải Lycra có thể được sản xuất bằng nhiều phương thức khác nhau. Chẳng hạn như sử dụng phương pháp kéo phản ứng sợi, kéo sợi ướt, kéo sợi khô, đùn nóng chảy,… Tuy nhiên nhìn chung, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là kéo sợi khô dung dịch. Kết quả thống kê cho thấy, có đến 94,6% số lượng vải Lycra được tạo thành bằng phương pháp này. Quy trình sản xuất gồm các bước cơ bản dưới đây:
Sản xuất Prepolymer
Quy trình sản xuất vải Lycra bằng phương pháp kéo sợi khô dung dịch sẽ được bắt đầu bằng việc sản xuất Prepolymer. Trước tiên, cần thực hiện trộn hợp chất gồm có Monomer diisocyanate với Macro Glycol trong một bình phản ứng.
Khi đáp ứng điều kiện nhất định về môi trường, hợp chất nói trên sẽ tạo nên chất tiền trùng hợp. Một điểm cần lưu ý là tỷ lệ của các thành phần trong hỗn hợp này có tính chất quyết định đối với đặc tính của sợi được tạo ra. Thông thường thì với vải Lycra có độ co giãn tốt, tỷ lệ Diisocyanate và Macro Glycol được sử dụng sẽ là 2:1.
Kéo sợi ướt
Tạo ra chất tiền trùng hợp từ hỗn hợp Diisocyanate và Macro Glycol là bước đầu tiên. Sau đó tiếp tục cho thêm vào hỗn hợp một lượng axit diamine theo đúng tỷ lệ để tạo thành phản ứng kéo dài chuỗi.
Phần dung dịch được tạo ra sau phản ứng này tiếp tục được pha loãng bằng dung môi. Từ đó, ta có được sản phẩm là dung dịch kéo sợi. Sở dĩ dùng dung môi là để nhằm tăng độ nhớt cho dung dịch. Từ đó tạo điều kiện để đưa polymer vào một máy gọi là tế bào kéo sợi hình trụ (hay tế bào sản xuất sợi).
Tạo sợi rắn và xử lý sợi
Dung dịch polymer sau khi được nạp vào tế bào kéo sợi hình trụ sẽ được tấm kim loại spinneret ép qua để tạo liên kết trong sợi polymer lỏng. Khi các sợi này tiếp tục đi qua tế bào, khí Nitơ và dung môi có trong đó thực hiện chức năng đốt nóng. Quá trình này sẽ tạo ra sản phẩm là những sợi rắn đi ra khỏi tế bào. Lúc này, các sợi rắn riêng lẻ được bó lại với nhau để tạo thành sợi Lycra có độ dày thích hợp.
Hoàn thiện sợi và dệt vải
Thông thường, sợi Lycra sau khi đi ra khỏi tế bào kéo sợi hình trụ sẽ được xử lý bằng polymer hoặc magie stearate. Điều này nhằm hạn chế việc sợi bị dính vào nhau. Sau đó, chuyển các sợi qua một loạt con lăn để tạo thành ống chỉ. Lúc này, sợi Lycra sẽ tiếp tục được chuyển đến các nhà máy để xử lý và dệt thành sản phẩm cuối cùng là vải Lycra.
Đánh giá đặc điểm của vải Lycra
Thực tế thì hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau được sử dụng trong ngành may. Vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm cơ bản của từng loại vải được xem là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn loại vải phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cũng giống như những loại vải khác, vải Lycra có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Cụ thể:
Ưu điểm của vải Lycra
Với tỷ lệ thành phần nguyên liệu và quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, vải Lycra được người dùng đánh giá là mang nhiều ưu điểm nổi bật. Nhờ sử dụng tỷ lệ lớn sợi co giãn spandex nên loại vải này có đặc điểm đặc trưng là độ co giãn cao. Vì vậy, trang phục làm từ vải Lycra tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
Không chỉ vậy, Lycra còn là loại vải mỏng mịn, mềm mại và có khả năng ôm sát cơ thể người mặc. Vì vậy, trang phục từ vải Lycra có độ thẩm mỹ cao. Nó đặc biệt thích hợp với chị em phụ nữ để tôn lên đường cong quyến rũ trên cơ thể.
Khác với những loại vải thông thường khác, vải thun Lycra không bị nhăn. Bạn không cần phải thường xuyên là ủi quần áo. Đồng thời trong quá trình sử dụng, vải Lycra cũng rất ít gặp phải hư hỏng nên được khách hàng đánh giá cao.
Hiện nay, các loại vải Lycra trên thị trường đang ngày càng có nhiều chủng loại khác nhau. Loại vải này có thể được tạo thành từ hầu hết các loại sợi như nylon, cotton, visco, poly,… . Sau đó, nó được kết hợp với tỷ lệ spandex khác nhau để cho ra sợi Lycra. Tỷ lệ sợi vải spandex khác nhau nên mỗi loại cũng có tính chất và đặc điểm riêng, phù hợp với nhu cầu của t người dùng.
Nhược điểm
Trên thực tế, thun Lycra được tạo thành với tỷ lệ cotton không cao. Thậm chí một số loại vải Lycra hoàn toàn không sử dụng sợi cotton. Vì vậy mà so với những loại vải khác, khả năng thấm hút mồ hôi của nó bị đánh giá thấp.
Mặc dù ở điều kiện thông thường, vải Lycra rất ít bị hư hỏng và có độ bền cao. Tuy nhiên khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, khả năng co giãn của vải thường bị giảm đáng kể. Vì vậy nên người dùng cần chú ý hơn trong quá trình bảo quản.
Bên cạnh đó, một trong những điểm hạn chế của hầu hết các loại vải thun Lycra y là thường nhanh hỏng khi thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa. Khi tiếp xúc với các chất có nồng độ pH cao, vải Lycra dễ bị mất đi tính co giãn. Điều này là do nó có tỷ lệ sợi spandex cao. Nhược điểm này gây ra không ít khó khăn với người dùng khi bảo quản và làm sạch.
Một số loại vải Lycra phổ biến trên thị trường
Thay vì sử dụng 1 loại sợi duy nhất, quá trình sản xuất vải Lycra sẽ kết hợp giữa nhiều loại sợi khác nhau. Vì như vậy thì vải thun Lycra mà vẫn đảm bảo giữ được độ co giãn, đàn hồi của nó. Đây được xem là một trong những yếu tố thường được sử dụng để phân loại vải Lycra. Nhìn chung, những năm gần đây tại thị trường Việt Nam phổ biến một số loại vải thun Lycra dưới đây:
Vải Lycra Cotton
Loại vải này thường được sản xuất bằng việc kết hợp giữa sợi Cotton và sợi Spandex. Đặc điểm chính của vải là không bị co rút. Nhờ đó mà có độ bền cao và ít bị nhăn trong quá trình sử dụng. Nhờ tỷ lệ sợi cotton có trong bảng thành phần nên vải Lycra Cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt hơn. Vì vậy, nó thường được ưu tiên khi sản xuất các loại trang phục thể thao. Điều này nhằm đảm bảo đem lại cảm giác thoải mái nhất cho người dùng ngay cả trong những ngày hè nóng bức.
Không chỉ vậy, việc bảo quản và giặt ủi đối với trang phục làm từ loại vải này tương đối dễ dàng. Dù là những vết ố vàng hay vết bẩn cứng đầu cũng đều được loại bỏ một cách nhanh chóng. Tương tự như hầu hết các loại vải Lycra khác, đây là loại vải ít bị nhăn. Bạn sẽ không phải lo lắng về bất kỳ điều gì trong suốt quá trình sử dụng.
Vải thun Lycra Nilon
Đúng như tên gọi của nó, vải thun Lycra Nilon được tạo thành từ sợi Spandex kết hợp với sợi Nilon theo tỷ lệ nhất định. Thành phần nilon giúp cho loại vải này có độ bóng cao trong điều kiện ánh sáng tốt. Đặc điểm nổi bật nhất của vải Lycra Nylon chính là có độ mịn cao, nhẹ là chảy. Các trang phục tạo thành từ vải thun Lycra Nilon được hội chị em đặc biệt yêu thích nhờ có vẻ đẹp sang trọng và thanh lịch.
Nhìn chung, ứng dụng của vải thun Lycra Nilon trong cuộc sống hàng ngày tương đối đa dạng. Không chỉ dùng trong may mặc, vải thun Lycra Nilon còn được sử dụng để làm khăn trải, bọc túi xách, ghế đi văng,…
Vải Lycra Len
Lycra Len được xem là sự lựa chọn hoàn hảo khi có nhu cầu may áo khoác hoặc vest. Loại vải được tạo thành bằng cách kết hợp sợi len với sợi spandex nên thường được sử dụng vào mùa đông.
Vải thun Lycra Len không chỉ có độ co giãn cao mà còn có khả năng giữ nhiệt tốt. Một đặc điểm nổi bật khác của loại vải Lycra này là mặc dù co giãn tốt nhưng vải vẫn giữ được độ cứng vừa phải. Loại vải này không bị chảy, chùng do có tính co rút thấp. Đây chính là lý do khiến vải thun Lycra Len thường được sử dụng để tạo nên những bộ vest lịch lãm, thời thượng.
Ứng dụng của vải thun Lycra trong cuộc sống hiện đại
Với nhiều đặc điểm nổi bật, vải thun Lycra được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Các sản phẩm làm từ vải Lycra được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Lĩnh vực công nghệ may mặc
Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của vải Lycra chính là trong lĩnh vực công nghệ may mặc. Hiện nay, vải thun Lycra là vật liệu chính để sản xuất ra những loại trang phục đòi hỏi có sự thoải mái. Ví dụ như đồ chèo thuyền, đồ bơi, trang phục tập gym, đồ lót, trang phục đấu vật, tất,… Vải Lycra với độ co giãn tốt là lựa chọn tối ưu cho những người có nhu cầu vận động thường xuyên, liên tục.
Trong ngành y tế
Trước đây, chất liệu Latex thường được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế. Ngày nay, vải thun Lycra đã hoàn toàn thay thế cho chất liệu này. Trên thực tế, vải Lycra đang được sử dụng để sản xuất ra nhiều phương tiện phục vụ cho ngành y tế. Điền hình như ống phẫu thuật, ống cao su, nẹp lưng, nẹp đầu gối,… Theo đánh giá từ những người trong ngành, các sản phẩm làm từ vải thun Lycra bộc lộ nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với Latex.
Trong các lĩnh vực khác
Vải Lycra với độ co giãn, đàn hồi tốt thường được sử dụng để sản xuất ga trải giường. Vì nó có khả năng giúp bảo vệ và tăng độ bền của nệm. Không chỉ vậy, vải còn được ứng dụng để tạo thành vật dụng trang trí nội thất hay tổ chức sự kiện. Vải Lycra Nilon với độ bóng cao thường được dùng làm ghế ngồi, khăn trải bàn.. Ngoài ra, nó cũng là nguyên liệu chính để sản xuất nhiều phụ kiện thể thao khác nhau như bóng đá, bóng chuyền,…
Bí quyết bảo quản vải thun Lycra
Về cơ bản, vải Lycra được đánh giá là có độ bền cao, ít bị hư hỏng. Do đó mà việc bảo quản trang phục làm từ vải thun Lycra không gây quá nhiều khó khăn. Dù vậy, người dùng vẫn nên ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây:
- Hạn chế để vải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Do thành phần có chứa tỷ lệ lớn sợi spandex nên nhiệt độ và ánh nắng mặt trời có thể làm mất đi độ đàn hồi vốn có của vải.
- Để tránh làm ảnh hưởng đến độ co giãn của trang phục, bạn nên chú ý không sử dụng máy giặt với cường độ mạnh.
- Thông thường thì việc làm sạch vết bẩn trên vải Lycra được đánh giá là không quá khó khăn. Vì vậy, bạn không cần phải sử dụng các loại chất tẩy có độ pH cao để tránh làm mất đi những đặc tính vốn có của vải.
- Vải Lycra được biết đến là loại vải không nhăn nên trong quá trình sử dụng, người dùng không cần phải sử dụng các biện pháp là ủi.
Với nhiều tính năng nổi bật, vải Lycra đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống. Thật hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về vải thun Lycra. Bạn cũng đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Đồng Phục Tiến Bảo để có cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về may mặc nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH MAY VÀ THƯƠNG MẠI TIẾN BẢO
Địa chỉ xưởng: 59M đường HT44, Hiệp Thành, Quận 12, Tp.HCM
Website: dongphuctienbao.com
Fanpage: May Áo Đồng Phục Công Ty Tiến Bảo
Điện thoại: 0902 335 112: Mr Tiến
Email: f5.dongphuc@gmail.com
Founder và CEO của Tiến Bảo Uniform. Ông tốt nghiệp chuyên ngành may thời trang của Đại học Công Nghiệp TPHCM và quản trị kinh doanh trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Sau khi ra trường ông làm việc cho các công ty chuyên về may mặc hàng xuất khẩu như công ty Liên doanh Vĩnh Hưng chuyên may thời trang xuất đi Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Năm 2013, ông thành lập Công Ty TNHH May & TM Tiến Bảo và bắt đầu cung cấp các dịch vụ may đồng phục trong và ngoài nước.
Bài Viết Liên Quan
Vải tuytsi là vải gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của vải
Vải Tuytsi chuyên dùng để may áo vest thời trang, đồng phục spa và các
Vải Cát Hàn là gì? Phân loại và ứng dụng của vải
Thị trường may mặc hiện nay đang có những bước tiến lớn về cả chất
Vải polyester Là Gì? 5 Điều Cần Biết Về Vải Polyester
Nhắc đến những chất liệu cao cấp khi may trang phục nhiều người sẽ tự
4567+ Câu Slogan Hay, Ý Nghĩa Nhất Cho Cá Nhân / Doanh Nghiệp
Slogan hay đang là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều do nhu cầu may
Vải wool (len) là gì? Đặc điểm và phân loại vải wool
Vải wool đang là loại vải phổ thông nhất trong nhiều năm qua. Với các
[Tổng hợp] 7 loại vải may váy phổ biến nhất hiện nay
Vải may váy là một trong những từ khóa được phái nữ tìm kiếm rất
Vải Spandex Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Của Vải
Vải spandex là một trong những chất liệu được lòng rất nhiều người tiêu dùng.
Vải kaki là gì? 4 loại vải kaki phổ biến hiện nay
Một trong những cái tên sáng giá trong lĩnh vực may mặc không thể không
Vải Kate Ford Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Phân Loại Vải Kate Ford
Áo sơ mi là một item không thể bỏ qua đối với những người làm
Vải thun mè là gì? Ưu điểm và cách phân loại thun mè
Trong các loại chất liệu, vải thun mè là loại được sử dụng khá phổ
Vải Suýt là vải gì? Vải Suýt có phù hợp để may áo khoác không?
Bạn muốn may áo gió đồng phục nhưng không biết nên lựa chọn chất liệu
Vải phi bóng là gì? Đặc điểm, phân loại vải phi bóng
Vải phi bóng – một loại vải được rất nhiều tầng lớp quý tộc xưa
Vải Satin là gì? Tất cả các thông tin cần biết về vải Satin
Vải Satin từ trước tới nay luôn được ưa chuộng để may quần áo, đồng
Vải Nylon Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Vải Nylon
Vải Nylon hay còn gọi là vải Polyamide là loại vải nhân tạo được ứng
Vải Umi Là Vải Gì? Ứng Dụng Của Vải Umi Trong Đời Sống
Vải Umi là gì? Vì sao vải Umi có thể thay thế vải lụa tơ
[Tổng Hợp] 4 Loại Vải May Đồng Phục Mầm Non Đẹp Được Ưa Chuộng Nhất
Vải may đồng phục mầm non có thể nói là loại vải được người tiêu
“Bắt Trend” Áo Thun Phối Họa Tiết Giống Trang Phục Của Sư Thích Minh Tuệ
Hiện nay trên các trang mạng thông tin đại chúng, cụm từ “Sư Thích Minh
May Áo Sơ Mi Đồng Phục Văn Phòng Giá Re Chất Lượng
Từ khi ra đời đến nay, áo sơ mi chiếm được cảm tình của đông
[Hướng Dẫn] Cách Chọn Vải May Đồng Phục Đẹp Cho Bạn
Khi lựa chọn may đồng phục, chúng ta cần lưu ý lựa chọn vải may
Vải Đũi Là Gì? Top 7 Loại Vải đũi May Quần Áo Hiện Nay
Vải đũi là một chất liệu rất được yêu thích bởi nhiều đối tượng khách
Vải Kate Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Ứng Dụng Vải Kate
Nhắc đến những chất liệu được sử dụng nhiều trong ngành may mặc người ta
Vải Kaki Liên Doanh Là Gì? Ưu Điểm Và Ứng Dụng Của Vải
Vải kaki liên doanh là chất liệu được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc
Vải cotton là gì? Ưu, nhược điểm và phân loại vải cotton
Có thể nói vải cotton là một trong những loại vải phổ biến bậc nhất
Bảng Màu Các Loại Vải May Đồng Phục Phổ Biến Hiện Nay
Dưới đây là bảng màu các loại vải 2024 mới nhất mà Tiến Bảo mang
8 loại vải may tạp dề phổ biến nhất hiện nay
Vải may tạp dề hiện nay đang được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm
Vải Kaki PE Là Gì? Ưu Điểm Và Ứng Dụng Của Vải Kaki PE
Vải kaki được nhiều người ưa chuộng trong may mặc trang phục. Vải kaki cũng
Vải Thun Cá Sấu Là? Những Thông Tin Cần Biết Về Loại Vải Này
Vải thun cá sấu từ lâu đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt.
Các Mẫu Đồng Phục Tập Đoàn Lớn Đẹp Nhất 2024 Dành Cho Bạn
Hãy cùng chúng tôi điểm qua các mẫu đồng phục tập đoàn lớn được đầu
Vải Lanh Là Gì? Ưu điểm Và Ứng Dụng Của Vải
Vải Lanh được nhiều người yêu thích và sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng
Vải Thun Thái Là Gì? Ưu, Nhược điểm Và Phân Loại
Vải thun thái đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người dân Châu