May đồng phục bằng vải thun lạnh chất lượng hiện nay

Rate this post

 Một trong những loại vải may đồng phục được yêu thích nhất không thể không kể đến cái tên vải thun lạnh. Vậy vải thun lạnh là gì? Nó có thành phần như thế nào? Đặc điểm của nó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

vải thun lạnh may áo đồng phục

Vải thun lạnh may đồng phục

Tìm hiểu sơ lược về vải thun lạnh

  1. Vải thun lạnh hay còn được biết đến với cái tên tiếng Anh là Cold spandex – một loại vải có thành phần hoàn toàn từ sợi polyester pha thêm một lượng nhỏ từ 3% – 5% là sợi spandex để làm tăng độ co giãn và mềm mịn cho vải.
  2. Loại vải này được dệt bằng phương pháp dệt thoi (hoặc dệt kim)tương tự như các chất liệu vải thun trơn khác. Đây là kiểu dệt đơn giản, phổ biến tạo ra chỉ 1 mặt trái và 1 mặt phải
  3. Nói sơ về đặc điểm thì đây là loại vải có mình vải khá mềm mịn, bóng trơn nhất định nên sẽ không bị xù lông trong quá trình sử dụng như vải cotton. Mình vải khi sờ vào có cảm giác mát lạnh mịn màng nên được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn để may áo khoác vải thun lạnh, đồ bộ vải thun lạnh

Vải thun lạnh có mát không?

  1. Chắc chắn ngay từ những lần đầu tiên nghe đến tên loại vải này – vải thun lạnh thì ngay lập tức bạn sẽ nghĩ đây là loại vải mát lạnh khi mặc vào đúng không? Tôi cũng đã từng lầm tưởng như vậy nhưng thực tế thì không hẳn như cái tên thường gọi. Thành phần chủ yếu từ các sợi nhân tạo tổng hợp có độ bóng mượt nên khi sờ vào có cảm giác mát lạnh.
  2. Tuy nhiên chính những sợi đó làm vải chỉ mát ở một số thời tiết nhất định. Trong lúc khí hậu nóng ẩm, ra nhiều mồ hôi thì khả năng thấm hút của vải này thực sự rất kém, mồ hôi sẽ không được thấm vào vải mà trượt trên da gây cảm giác bị nóng
  3. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi mồ hôi bám và tích tụ trên người thì có thể sẽ làm dịu nhiệt và làm mát cho cơ thể, nhưng khi gặp thời tiết quá nóng nó sẽ làm cho cơ thể trở nên khó chịu.
  4. Thấu hiểu được những đặc tính đó mà các nhà sản xuất đã nghiên cứu và thường cho ra những loại vải thun lạnh có độ mỏng nhất định nhằm hạn chế tình trạng gây bí nóng cũng như làm vải trở nên thoáng mát hơn. Do đó mà trong nhiều hoạt động thể thao, vải thun lạnh thường được dùng làm đồng phục, hay áo chống nắng các loại đều thường thấy

Những thành phần của vải thun lạnh

  • Trên thực tế vải này được cấu tạo với thành phần chính gồm 3 loại sợi khác nhau như: sợi polyester, sợi nylon và sợi spandex. Trong đó hàm lượng sợi spandex là rất thấp, chỉ chiếm khoảng 3% – 5%để làm tăng độ co giãn và mềm mịn cho vải.
  • Thông thường người ta sản xuất theo tỉ lệ 1 phần sợi spandex và 19 phần sợi pe. Ngoài ra, nhằm để nâng cao và hoàn thiện loại vải này hơn, hiện nay trên thị trường đã có mặt thêm loại vải thun lạnh được pha thêm thành phần sợi cotton và được gọi với cái tên là vải cotton lạnh mang rất nhiều ưu điểm kết hợp giữa vải thun lạnh và có độ thấm hút ấn tượng như cotton
  • Tính chất của sợi pe: đây là một loại sợi được cấu tạo từ những loại sợi tổng hợp, đặc trưng là ethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ và than đá. PE cơ bản cũng là 1 loại nhựa. Về tính chất thì đây là loại sợi mềm mượt, trơn bóng, có độ chống thấm rất tốt, không nhắn, rẻ tiền nhưng độ co giãn rất kém
  • Đặc tính sợi Spandex :  đây là loại sợi thường được pha vào các loại vải để tăng tính co giãn, độ mềm mượt. Đây là một trong những loại sợi nhân tạo thường thấy khi may và sản xuất vải đồng phục

Những loại vải thun lạnh có mặt hiện nay

Hiện nay trên thị trường ngày càng đa dạng các loại vải để người tiêu dùng thêm nhiều sự lựa chọn cũng như đa dạng hóa sản phẩm. Về vải thun lạnh nếu xét về độ co giãn có thể phân làm 2 loại

  • Vải thun lạnh 4 chiều: Vải được làm từ 95% sợi pe và 5% sợi Spandex. Có độ co giãn cực kì cao, bạn có thể kéo theo các chiều khác nhau để thấy được độ co giãn tối ưu của nó. Vậy nên khi mặc cho ta cảm giác linh hoạt, năng động, thoải mái. Tuy nhiên để tạo ra loại vải này cần phải áp dụng các loại máy móc hiện đại như máy dệt kim tròn… nên giá thành của vải đắt

Vải thun lạnh 4 chiều

Vải thun lạnh 4 chiều

  • Vải thun lạnh 2 chiều : Cũng được cấu tạo như thun 4 chiều nhưng áp dụng phương pháp dệt khác. Vải 2 chiều chỉ có thể co giãn theo chiều ngang hoặc chiều dọc nhất định. Chất liệu này có giá thành khá thấp, thấp hơn vải 4 chiều vì ưu điểm của nó rất ít phần lớn là nhược điểm nên thường không được ưa chuộng

vải thun lạnh 2 chiều

Vải thun lạnh 2 chiều

Những đặc tính của vải thun lạnh

Không phải tự nhiên mà vải này lại được ưa chuộng trong lòng người tiêu dùng đến vậy. Nó được yêu thích là bởi vì có rất nhiều đặc tính phù hợp với khách hàng

Ưu điểm của vải thun lạnh

  1. Mình vải khá mềm mịn, trơn, có độ bóng nhất định, mình vải mỏng khi sờ vào có cảm giác mát lạnh
  2. Hạn chế bụi bẩn bám vào bề mặt vải
  3. Chống thấm nước rất tốt
  4. Không kén các phương pháp giặt và vệ sinh dễ
  5. Độ bền của vải cao không bị ăn mòn bởi chất hóa học hoặc các vi khuẩn gây hại
  6. Giá vải thun lạnh khá rẻ
  7. Màu sắc đa dạng, phong phú cho ra nhiều lựa chọn
  8. Mình vải không bị xù lông sau quá trình giặt và sử dụng

Nhược điểm của vải thun lạnh

Tuy được biết đến là một loại vải có nhiều ưu điểm nhưng cũng như bao loại vải khác, vải thun này vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định khi mặc

  1. Thành phần sợi tổng hợp quá cao đôi khi khiến người mặc cảm thấy nóng bức khi mặc
  2. Thấm hút mồ hôi rất kém
  3. Không bền với nhiệt
  4. Độ co giãn không quá cao

Cách nhận biết vải thun lạnh

Vậy làm sao để nhận biết vải thun lạnh trong vô vàn các loại vải ngoài kia?

Cách nhận biết vải thun lạnh bằng cảm giác

Với tính chất đặc trưng của nó, khi sờ vào mình và ta sẽ có cảm giác mát lạnh, mềm mại, bóng mượt cùng với độ ánh nhẹ. Vải sẽ rất ít nhăn và sẽ trở về hình dáng ban đầu dù cho có tác động mạnh. Vải đều màu nên có thể quan sát dưới ánh mặt trời

Cách nhận biết vải thun lạnh bằng nhiệt độ

Như đã trình bày ở trên, với thành phần các sợi nhân tạo nên vải cháy rất kém, và sẽ tắt ngay khi đưa ra xa ngọn lửa. Khi đốt sẽ nghe mùi nhựa xộc lên mũi. Ngoài ra, tro sẽ bị vón cục và không tan

Cách nhận biết vải thun lạnh bằng đặc tính thấm nước

Đây là một trong những cách nhận biết đơn giản bởi đặc trưng của loại vải này là thấm hút rất kém. Khi bạn đổ nước trực tiếp lên vải có thể dễ dàng thấy vải thấm nước rất chậm, thậm chí nước trượt trên vải. đồng thời khi thấm sẽ chỉ ướt 1 mặt

Cách bảo quản vải thun lạnh trong quá trình sử dụng

Không riêng gì vải thun lạnh, bất cứ thứ gì nếu muốn dùng lâu hơn chúng ta phải có những biện pháp để bảo quản chúng sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là những cách bảo quản vải thun lạnh hiệu quả

  1. Không nên để vải tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao như: tránh phơi áo ở dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, không ủi ở nhiệt độ cao
  2. Sau khi giặt tránh vắt quá mạnh sẽ gây giãn áo, nhão áo và mất form
  3. Phân loại các quần áo khi giặt để tránh bị ra màu
  4. Bảo quản áo ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh gây hôi hoặc ẩm mốc
  5. Không nên sấy vải quá lâu
  6. Không ngâm vải thun lạnh qua đêm hoặc thời gian quá dài
  7. Không nên dùng chất tẩy rửa quá mạnh khi giặt, cần pha loãng bột giặt trước khi dùng

Xưởng may đồng phục bằng vải thun lạnh uy tín, giá rẻ tại tphcm

Đồng phục Tiến Bảo là xưởng may đồng phục uy tín, chất lượng có giá thành tận gốc tại tphcm. Nếu bạn có nhu cầu may đồng phục, áo  đồng phục công ty, áo lớp, áo team, áo thun quảng cáo, đồng phục học sinh, bằng vai thun lanh gia re, vải thun lạnh, thun lạnh 4 chiều,…hãy liên hệ ngay với đồng phục Tiến Bảo để được tư vấn và báo giá ngay lập tức nhé!

  1. Hotline: 0902 335 112 call zalo
  2. Email: f5.dongphuc@gmail.com
  3. Web: dongphuctienbao.com

Comments are closed.