Nội dung bài viết
- 1 Bạn biết gì về loại vải kaki và nguồn gốc của nó?
- 2 Quy trình sản xuất ra vải kaki gồm những bước nào?
- 3 Những đặc tính của chất liệu vải kaki
- 4 4 loại vải kaki phổ biến trên thị trường hiện nay
- 5 Vải kaki có công dụng trong những lĩnh vực nào của đời sống?
- 6 Những nguyên tắc cần tuân thủ trong khi vệ sinh và bảo quản vải kaki để giúp vải bền hơn
- 7 May đồng phục bằng vải kaki tại đồng phục Tiến Bảo
Một trong những cái tên sáng giá trong lĩnh vực may mặc không thể không nhắc đến chất liệu vải kaki. Không chỉ gói gọn trong giới thời trang, vải này còn lấn sân sang những lĩnh vực khác trong đời sống. Mặc dù được sử dụng phổ biến thế nhưng không phải ai cũng biết thành phần cấu tạo, lịch sử ra đời cũng như đặc tính của chất liệu này. Vậy nên trong bài viết này đồng phục Tiến Bảo sẽ cùng bạn khám phá về vải này nhé!
Bạn biết gì về vải kaki
Bạn biết gì về loại vải kaki và nguồn gốc của nó?
Một trong những điều cần biết đầu tiên chính là thành phần cấu tạo của chất liệu cũng như nguồn gốc ra đời của vải kaki, dưới đây là câu trả lời dành cho bạn
Bạn biết gì về loại vải kaki
Nói về thành phần cấu tạo của vải kaki, trước kia người ta chỉ dùng cotton bông trong tự nhiên. Do đó, loại vải này sở hữu hầu hết những đặc đặc điểm của cotton như mềm mịn, độ thấm hút cực kì tốt, mặc vào thoáng mát và dễ chịu. Tuy nhiên nó cũng còn tồn tại một số nhược điểm như dễ hư hỏng, dễ nhăn khi mặc. Sau này, khi khoa học công nghệ dần phát triển người ta đã dùng thêm những thành phần nhân tạo khác để cấu thành một số loại kaki mới
Lịch sử ra đời của vải kaki hiện nay
Dù không được liệt vào hàng những loại vải có lịch sử kì cựu trong làng may mặc thế nhưng vải này cũng xuất hiện đã khá lâu vào khoảng giữa thế kỉ 19 tại Ấn độ. Cha đẻ của dòng chất liệu này chính là Harry Burnett Lumsden – người phụ trách may đồng phục quân đội Anh lúc bấy giờ.
Vào thời kì này, đồng phục trong quân đội đường làm từ chất liệu vải len, dưới thời tiết cực kì nóng của Ấn Độ, họ phải khoác lên người những bộ trang phục cực kỳ dày và nóng như thế là một điều không hề dễ chịu. Do đó đã thúc đẩy sự ra đời của chất liệu vải kaki
Kể từ khi ra đời cho đến ngày hôm nay, vải này đã không ngừng phát triển và cải tiến trở thành một trong những chất liệu được yêu thích bậc nhất và được đưa vào sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống
Áo vest vải kaki
Quy trình sản xuất ra vải kaki gồm những bước nào?
Về cơ bản việc sản xuất vải kaki cũng tương tự như quy trình dệt vải tơ tằm, gồm có 4 bước dưới đây
Bước 1: Quá trình thu hoạch bông
Sau khi bông trên cánh đồng đủ độ “chín” người ta sẽ tiến hành thu hoạch và phân loại, lựa chọn cũng như sơ chế và đóng gói thành những kiện để vận chuyển đến nhà máy sản xuất
Bước 2: Quy trình kéo sợi
Bông sẽ được đem ra đánh rối và tiệt trùng sau đó được kéo thành những tấm phẳng để. Người ta sẽ tiếp tục kéo bông để tăng độ dài, độ mảnh và độ bền. tiếp theo chúng sẽ trải qua công đoạn hồ sợi dọc để tăng độ bền và độ bóng cho sợi vải
Bước 3: Giai đoạn dệt vải
Vải này được dệt theo kỹ thuật kết hợp sợi dọc và sợi ngang. Tiếp theo, vải sẽ được đem đi nấu ở áp suất và nhiệt độ cao trong một dung dịch hóa học để loại bỏ tạp chất còn sót lại. Sau đó, vải sẽ được đưa đi làm bóng để giúp các sợi vải nở hơn. Cuối cùng, sẽ được đem tẩy trắng để quá trình nhuộm màu diễn ra thuận lợi và cho ra màu chuẩn hơn
Bước 4: Quá trình nhuộm màu vải
Về cơ bản, sợi vải nguyên bản sẽ có màu trắng ngà ngà, để đảm bảo vẻ thẩm mỹ cũng như làm đa dạng màu sắc chất liệu, người ta sẽ tiến hành đem vải đi nhuộm. Sau mỗi đợt nhuộm, vải sẽ được giặt để loại bỏ những tạp chất còn sót lại. Cuối cùng là thêm một số chất để làm mềm vải, chống nhăn, tăng độ co giãn,…
Những đặc tính của chất liệu vải kaki
Vải kaki từ khi ra đời đến nay đã chiếm không ít cảm tình của người tiêu dùng là bởi nó sở hữu hàng loạt những đặc tính phù hợp với người tiêu dùng, dưới đây là một vài ưu nhược điểm nổi trội của chất liệu
Quần tây vải kaki
Chất liệu vải kaki có những ưu điểm gì?
Nói về ưu điểm vải kaki có rất nhiều, đó là lý do giữ chân người tiêu dùng của chất liệu này, khiến nó giữ một vị trí nhất định trong lòng khách hàng:
- Vải có độ bền rất cao bởi cấu trúc chắc chắn
- Chất liệu rất ít thậm chí không nhăn trong quá trình sử dụng
- Mình vải đanh và không xù lông sau một thời gian dài
- Chất liệu thông thoáng, thoải mái và dễ chịu khi mặc
- Vải này có khả năng phân hủy tự nhiên nên hoàn toàn thân thiện với môi trường
- Vải dễ nhuộm màu, đa dạng màu sắc và rất bền màu
Chất liệu vải kaki có những nhược điểm gì?
Mặc dù được biết đến là một chất liệu sở hữu nhiều ưu điểm thế nhưng vải kaki vẫn còn tồn tại một số hạn chế dưới đây:
- Vải khá đứng form, độ co giãn không được cao nên không thích hợp để may những thiết kế có kiểu dáng cầu kì
- Thành phần cotton càng cao, vải càng đắt
4 loại vải kaki phổ biến trên thị trường hiện nay
Với tốc độ phát triển không ngừng của lĩnh vực may mặc mà hiện nay dòng vải này ngày càng được đa dạng hóa với các loại vải kaki khác nhau phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng như: vải kaki cotton, vải kaki thun, vải kaki thành công, vải kaki hàn quốc, vải kaki 65/35, vải kaki 100 cotton, vải kaki pangrim, vải kaki liên doanh, vải kaki PE… dùng để làm vải may đồng phục bảo hộ lao động, vải may tạp dề, vải may đồng phục mầm non . Dưới đây là 4 loại vải kaki phổ biến nhất
Chân váy kaki không thun
Chất liệu vải kaki thun
Vải kaki thun cũng không còn xa lại gì với nhiều người, chúng có độ dày nhất định nhưng vẫn tạo cảm giác thông thoáng và dễ chịu khi mặc. Điều đó là dễ hiểu khi thành phần chính của kaki thun chính là cotton. Ngoài ra để tăng phần co giãn ngươi ta pha thêm tỉ lệ thành phần các sợi spandex nhất định. Thường dùng để may quần, váy cho đồng phục học sinh
Chất liệu vải kaki không thun
Chất liệu kaki thun không hoặc rất ít co giãn nên thường được dùng để may những loại quần áo đứng form, sang trọng, gọn gàng. Chúng thường được dùng để may đồ cho nam giới, quần tây là một điển hình
Chất liệu vải kaki cotton (kaki bông)
Nghe qua cái tên chúng ta đã phần nào hình dung được thành phần cấu tạo nên chất liệu này chính là cotton thiên nhiên. Chất liệu này thừa hưởng hầu hết những đặc điểm của cotton như: thấm hút tốt, thông thoáng, thoải mái khi mặc, độ bám sát nhất định, khi mặc tôn lên được vóc dáng
Chất liệu vải kaki polyester nhân tạo
Đây là loại vải với thành phần các sợi pe nhân tạo nên giá thành rất rẻ. Chất liệu này có khả năng chống cháy, chống thấm nước, hầu như không nhăn hoặc ít nhăn khi mặc, giữ được form dáng trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên độ thấm hút cực kì kém và quy trình sản xuất ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chất liệu này thường được dùng để may tạp dề, balo, mũ nón, áo khoác, bạt lều,…
Vải kaki có công dụng trong những lĩnh vực nào của đời sống?
Đầm công sở vải kaki
Không chỉ gói gọn trong lĩnh vực may mặc, hiện nay vải kaki đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, phổ biến có thể kể đến như:
- Lĩnh vực may mặc: may đồng phục bảo hộ, quần tây, váy đầm, trang phục công sở, ao khoac …
- Lĩnh vực nội thất: may chăn, ga, gối, bọc sofa
- Một số công dụng khác: may túi ví, tạp dề, balo, mũ nón, áo khoác, bạt lều,…
Những nguyên tắc cần tuân thủ trong khi vệ sinh và bảo quản vải kaki để giúp vải bền hơn
Để vải này trở nên bền chắc, bạn cần tuân thủ những quy tắc dưới đây trong khâu bảo quản và vệ sinh vải
- Khi giặt nên lộn bề trái
- Hạn chế giặt bằng máy
- Không nên dùng hóa chất giặt có tính tẩy mạnh
- Phơi đúng cách, ở những nơi khô ráo, thoáng mát, hạn chế ánh sáng gay gắt trực tiếp của mặt trời
May đồng phục bằng vải kaki tại đồng phục Tiến Bảo
Nếu bạn có nhu cầu may đồng phục bảo hộ vải kaki, đồng phục công nhân, tạp dề,… bằng chất liệu vải kaki thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với đồng phục Tiến Bảo để được tư vấn và báo giá ngay lập tức nhé!
- Hotline: 0902 335 112 call zalo
- Email: f5.dongphuc@gmail.com
- Web: dongphuctienbao.com
>>>> Các bạn cũng có thể tham khảo thêm vải may tạp dề, may đồng phục bảo hộ lao động, may đồng phục mầm non phổ biến khác tại đây nhé: vải thô, vải canvas, vải jean, vải kate, vải cotton,